Đánh giá độ tinh khiết của vật liệu BC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc omeprazole natri của vật liệu cellulose tạo ra từ gluconacetobacter xylinus trong môi trường nước vo gạo​ (Trang 28 - 29)

5. Tính mới của đề tài

2.4.1.5. Đánh giá độ tinh khiết của vật liệu BC

- Mục đích: Kiểm tra xem vật liệu BC sau khi tinh chế còn chứa các tạp chất hay không bằng cách kiểm tra xem có sự xuất hiện của đường glucozo và protein trong vật liệu.

 Tìm sự hiện diện của glucose trong vật liệu BC tinh chế

- Nguyên tắc: Kiểm tra bằng thuốc thử Fehling. Nếu có kết tủa nâu đỏ, chứng tỏ vật liệu vẫn còn đường glucozo [3].

- Tiến hành:

+ Chuẩn bị 4 ống nghiệm, ống 1 chứa nước cất, ống 2 chứa dụng dịch đường glucozo, ống 3 và ống 4 lần lượt chứa dịch chiết của màng 0.5 cm và 1cm sau khi đã xử lí hóa học.

+ Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 ml dung dịch Fehling, ngâm trong cốc nước nóng.

+ Quan sát hiện tượng trong từng ống nghiệm. Nếu không xuất hiện kết tủa nâu đỏ chứng tỏ màng BC đã được tinh sạch. Ngược lại, nếu xuất hiện kết tủa thì màng BC vẫn còn protein và đem tiếp tục xả nước.

 Tìm sự hiện diện của protein trong vật liệu BC tinh chế

- Nguyên tắc:Kiểm tra bằng axit triclo axetic. Nếu có kết tủa, chứng tỏ còn sót protein.

- Tiến hành:

+ Cắt nhỏ vật liệu BC rồi cho vào 50ml nước cất, lắc trên máy rung trong 10 phút.

+ Chuẩn bị 3 ống nghiệm, ống 1 chứa nước cất, ống 2 và ống 3 lần lượt chứa dịch chiết của màng 0.5cm và 1cm.

+ Quan sát hiện tượng, nếu thấy không có xuất hiện kết tủa chứng tỏ màng BC đã được tinh sạch. Ngược lại, nếu xuất hiện kết tủa thì màng BC vẫn còn protein và đem tiếp tục xả nước.

Vật liệu BC sau khi tinh chế phải đạt điều kiện:

+ Vật liệu khi cầm phải có sự mềm mại, dẻo dai, mỏng, khả năng che phủ tốt.

+ Độ ẩm thích hợp, có khả năng hút nước và thấm nước tốt. [15]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp thụ thuốc omeprazole natri của vật liệu cellulose tạo ra từ gluconacetobacter xylinus trong môi trường nước vo gạo​ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)