Xác định lượng thuốc được hấp thụ vào vật liệu BC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng giải phóng thuốc của vật liệu cellulose nạp diclofenac natri tạo ra từ gluconacetobacter xylinus trong môi trường nước dừa già​ (Trang 27 - 29)

5. Tính mới của đề tài (nếu có)

2.3.6. Xác định lượng thuốc được hấp thụ vào vật liệu BC

Lượng thuốc Diclofenac hấp thụ vào màng CVK được tiến hành thử nghiệm trên 2 mẫu:

Mẫu 1: Dùng màng CVK có độ dày 0,5cm. Mẫu 2: Dùng màng CVK có độ dày 1cm.

Cho 2 mẫu màng CVK đã sấy khô và 2 bình tam giác có chữa sẵn 100ml dung dịch Diclfenac 5%. Sau đó cho vào bể rung siêu âm để ở nhiệt độ 37oC, trong thời gian 30 phút, 1 giờ, 2 giờ lấy mẫu ra đo quang phổ để xác định lượng thuốc được hấp thụ vào màng đến khi giá trị OD không đổi hoặc có thay đổi nhưng không đáng kể, thực hiện lặp lại thí nghiệm 3 lần rồi lấy giá trị trung bình để tính toán.

Lấy giá trị OD thu được thay vào phương trình đường chuẩn (1), (2), (3) tương ứng với các bước sóng ta được nồng độ Diclofenac (C%) trong dung dịch, từ đó tính được khối lượng Diclofenac có trong dung dịch theo công thức số 4[5]:

C% (w/v) = [mct(mg)/Vdd(ml)] × 100% (4) Trong đó:

C%: nồng độ phần trăm khối lượng – thể tích chỉ số mg chất tan có trong 10ml dung dịch

Mct: khối lượng chất tan (mg) Vdd: thể tích của dung dịch (ml)

19

mBC = mBC(2) – mBC(1) (5)

Trong đó: mBC là khối lượng thuốc được hấp thụ qua vật liệu BC (mg) mBC(1) là khối lượng của vật liệu BC lúc ban đầu (mg)

mBC(2) là khối lượng của vật liệu BC sau khi hấp thụ thuốc (mg)

Hiệu suất nạp thuốc vào màng được tính theo công thức sau: H =(𝑄𝑡−𝑄𝑑 )

𝑄𝑡 × 100% Trong đó:

EE: phần trăm thuốc nạp vào màng Qt: lượng thuốc lí thuyết

Qd: lượng thuốc còn lại

2.3.7. Nghiên cứu khả năng giải phóng thuốc vào màng ở môi trường nước dừa già

❖ Môi trường khảo sát là pH = 2; pH = 4,5; pH = 6,8; pH = 7,4[1][24]

❖ Cách tiến hành:

- Lấy vật liệu BC đã được nạp thuốc Diclofenac với độ dày 0,5cm hoặc 1cm và độ rộng (1,5x1,5) cho vào các bình chứa 900ml môi trường pH như trên.

- Dùng máy khuấy từ gia nhiệt, tốc độ khuấy 50 vòng/phút, nhiệt độ 37oC ± 0,5°C.

- Sau các khoảng thời gian 0,5h, 1h, 2h, 4h, 6h, 8h, 10h, 12h, 24h, tiến hành rút mẫu để đo mật độ quang phổ của các mẫu đó.

- Sau mỗi khoảng thời gian số lượng mẫu rút ra là 5ml và được bổ sung 5ml dung dịch đệm tương ứng.

- Tất cả các thí nghiệm được thực hiện 3 lần để tính toán lấy giá trị trung bình.

20 R% = 𝐶𝑡𝑥𝑉1+ ∑ 𝐶𝑖𝑥𝑉2 𝑖=𝑛−1 𝑖=1 𝑚 x100% (6) Trong đó: R: Tỉ lệ giải phóng thuốc;

Ct: Nồng độ của Diclofenac trong dung dịch tại thời điểm t; V1: Thể tích của dung dịch đệm tại các giá trị pH khác nhau; n: Số lượng mẫu lấy ra từ dung dịch giải phóng;

V2: Thể tích dung dịch đệm thêm vào;

m: Khối lượng thuốc hấp thu vào các vật liệu CVK.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng giải phóng thuốc của vật liệu cellulose nạp diclofenac natri tạo ra từ gluconacetobacter xylinus trong môi trường nước dừa già​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)