Thảo luận chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " XÁC ĐỊNH LD50 CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỊ NHIỄM VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri" pdf (Trang 25 - 28)

Sau khi gây cảm nhiễm các chủng vi khuẩn E. ictaluri kết quả thu được ở

những chủng vi khuẩn E. ictaluri khác nhau thì thời gian xuất hiện bệnh khác nhau và ở các nồng độ khác nhau tỉ lệ chết cũng khác nhau.

E. ictaluri chủng A1 vào ngày thứ 2 ở tất cả các nồng độ vi khuẩn đều có cá chết. Trong khi đó chủng T8 cá bắt chết vào ngày thứ 3 ở nồng độ 0,4x107 CFU/ml và ngày thứ 4 ở các nồng độ 0,4x106, 0,4x105, 0,4x104 và 0,4x103 CFU/ml, còn chủng CAF258 cá bắt đầu chết vào ngày thứ 3 ở nồng độ 0,8x106 và 0,8x107 CFU/ml, chủng KSL103 thì cá chết vào ngày thứ 3 và thứ 4. Trong thí nghiệm gây cảm nhiễm tiêm vi khuẩn này trên cá tra giống của Lương Trần Thục Đoan (2006) ở mật độ 106 CFU/ml cá bắt đầu chết vào ngày thứ 2 và 105 CFU/ml là ngày thứ 3. Trong khi đó Ngô Minh Dung (2007) cũng sử dụng E. ictaluri tiêm cho cá tra thì cho kết quả cá bắt đầu chết vào ngày thứ 2 ở 108

Lawrence et al. (1997) gây cảm nhiễm E. ictaluri lên cá nheo và ở nghiệm thức 1,3x106 CFU/ml cá chết đã được ghi nhận ở thời điểm 24 giờ sau khi gây cảm nhiễm. Kết quả cho thấy, thời điểm cá bắt đầu biểu hiện bệnh khác nhau ở

những chủng khác nhau và ở những nồng độ khác nhau thì thời gian biểu hiện bệnh cũng không giống nhau.

Ngoài thời điểm biểu hiện bệnh lý thì tỉ lệ cá chết ở cũng phản ánh khả năng gây bệnh của chủng vi khuẩn lên vật chủ. Sau khi theo dõi 12 ngày chủng A1 chết 100% ở tất cả các nồng độ, chủng T8 cá chết với tỉ lệ cao nhất 83% ở mật

độ 0,4x107 CFU/ml và thấp nhất 23% ở mật độ 0,4x102 CFU/ml. Trong khi đó chủng CAF258 ở nồng độ 0,8x107 CFU/ml chết với tỉ lệ cao nhất 100% và thấp nhất là 0,8x102 CFU/ml với tỉ lệ 7%, còn chủng KSL103 ở 0,5x107 CFU/ml chết với tỉ lệ 93% và thấp nhất ở 0,5x103 CFU/ml chết với tỉ lệ 7% và 0,5x102 CFU/ml là 20%. Trong thí nghiệm của Williams và Lawrence (2005) khi tiến hành tiêm vi khuẩn E.ictaluri so sánh với phương pháp ngâm trên cá nheo Mỹ

cho kết quả chủng R4383 WT ở mật độ 5,2x103 cfu/ml, 5,2x104 cfu/ml, 5,2x105 cfu/ml thì tỉ lệ chết lần lượt là 67.2%, 100%, 100%. Trong khi đó chủng R4383 HM là 63.5%, 98,7% và 100%. Bên cạnh đó, Newton et al. (1989), tiến hành ngâm cá nheo trong dung dịch có mật độ vi khuẩn E. ictaluri

là 5x108 CFU/ml nhận thấy có 93% cá nheo bị nhiễm và biểu hiện bệnh ESC (trích dẫn bởi Plumb, 1999).

Ngoài ra, Lương Trần Thục Đoan (2006) khi sử dụng mật độ vi khuẩn 106

CFU/ml và 105 CFU/ml tiêm trên cá tra giống đã thu được tỉ lệ chết 100% và 66,7% trong khoảng thời gian theo dõi là 10 ngày. Ở thí nghiệm xác định khả

năng bộc phát bệnh của vi khuẩn này lên cá tra sau khi tiêm, sử dụng mật độ vi khuẩn 1,5x105 CFU/ml và 1,5x106 CFU/ml tiêm cho cá tra giống thì cũng thu

được tỉ lệ chết là 100% thời gian theo dõi là 6 ngày (Phan Thị Mỹ Hạnh, 2004). Từ kết quả thí nghiệm xác định được LD50 của 3 chủng T8, CAF258, KSL103 và chủng A1 không xác định được LD50 do ở nồng độ thấp nhất tỉ lệ chết đã trên 50%. Cũng từ kết quả thí nghiệm cho thấy ở những chủng vi khuẩn E. ictaluri khác nhau thì khả năng gây bệnh khác nhau và giá trị LD50 cũng khác nhau. Trong 3 chủng xác định được LD50 thì chủng CAF258 có LD50 thấp nhất với giá trị LD50 = 4,7x102 CFU/ml và lớn nhất là chủng KSL103 với LD50 = 2,1x104 CFU/ml, trong khi đó chủng T8 có giá trị LD50 = 1,3x104 CFU/ml. Còn Ngô Minh Dung (2007) khi nghiên cứu khả năng gây bệnh của vi khuẩn này cũng xác định được giá trị LD50 = 106,5 CFU/ml. Bên cạnh đó, Lawrence et al. (1997) cũng sử dụng vi khuẩn này tiêm cho cá nheo với hai dòng vi khuẩn

làm giảm độc lực, kết quả ở dòng LSU-2 thu được giá trị LD50 = 5,1x107 CFU/ml, còn ở dòng tự nhiên không xác định được LD50 do ở nồng độ thấp nhất 1,3x102 CFU/ml đã có tỉ lệ chết trên 50%. Ngoài ra, Baxa et al. (1990) cũng ngâm vi khuẩn này trên cá hồi trắng, theo dõi 14 ngày đã ghi nhận được giá trị LD50 = 3,4x107 CFU/ml.

Qua kết quả nghiên cứu này cho thấy không chỉ vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh trên những loài cá khác nhau thì khác nhau (Baxa et al. 1990) ngâm vi khuẩn E. ictaluri với cùng một mật độ 1x108 CFU/ml thì cá nheo chết là 32%, 75% đối với cá hồi trắng và 5% đối với cá vược sọc, theo dõi trong 14 ngày. Mà là vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của ký chủ tạo bệnh hay không, ở mức nào còn tùy thuộc vào khả năng gây bệnh của vi khuẩn đối với ký chủ và điều kiện tác động.

Trong 4 chủng vi khuẩn đem gây cảm nhiễm thì có 3 chủng T8, CAF258, KSL103 là xác định được độc lực LD50 và Chủng A1 tuy không xác định được giá trị LD50 nhưng với kết quảđó biết được độc lực của chủng này là rất mạnh. Trong quá trình gây cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluriở chủng A1, T8 thì bểđối chứng tiêm nước muối sinh lý có xuất hiện cá chết chủng A1 (39%) và chủng T8 (17%) và chủng KSL103 nồng độ thấp chết cao hơn nồng độ cao với 0,5x102 CFU/ml tỉ lệ chết là 20% và 0,5x103 CFU/ml chết với tỉ lệ 7%. Điều này có thể do tiêm cá gây sốc cho cá (bể đối chứng không tiêm hoàn toàn không có cá chết) và môi trường không ổn định cũng ảnh hưởng đến quá trình gây cảm nhiễm. Theo Wise et al. (1993) cho rằng khi cá nheo Mỹ bị sốc do nuôi trong bể trước khi tiếp xúc E. ictaluri, chết 97% ở cá bị sốc và 77% ở cá không bị sốc. Bên cạnh đó, Francis – Floyed (1996) có kết luận khi gây cảm nhiễm trên loài cá này gây chết cao nhất ở 250C, thấp nhất ở 230C và 280C, không gây chết ở 170C, 210C và 320C.

Kết quả gây cảm nhiễm có 2 chủng có độc lực tương đối mạnh đó là chủng A1 không xác đinh được LD50 (bố trí từ 2,7x103 đến 2,7x108 CFU/ml) và chủng CAF258 (bố trí từ 0,8x102 đến 0,8x107 CFU/ml) với giá trị LD50 = 4,7102 CFU/ml. Gần đây, Cao Ái Hữu (2009) khi thực hiện đề tài tìm hiểu kiểu protein, lipopolyssachride (LPS) và protein màng ngoài (OMP) của một số

chủng vi khuẩn E. ictaluri gây bệnh trên cá tra kết quả khi điện di 9 chủng vi khuẩn E. ictaluri gồm: A1, C1, C2, 3B3, CAF255, CAF258, B1, T9 và S1 cho kết quả 6 chủng 3B3, C1, C2, B1, T9 và S1 có biểu hiện vạch protein giống nhau đều có 7 vạch ở các vi trí 150, 81, 70, 60, 43 và 36 kDa, trong khi đó 3 chủng còn lại CAF255, CAF258, A1 ngoài 7 vạch protein trên còn có thêm

vạch ở vị trí 50 kDa và có kết luận rằng đối với những vùng địa lý và điều kiện môi trường khác nhau dẫn tới protein của tế bào vi khuẩn có thể khác nhau. Thật vậy, qua kết quả thí nghiệm cho ta thấy 2 chủng A1, CAF258 có độc lực mạnh hơn những chủng còn lại. Điều này chứng tỏ khả năng gây bệnh của vi khuẩn E. ictaluri có liên quan đến protein của vi khuẩn. Theo Từ Thanh Dung, 2005 khả năng gây bệnh của vi khuẩn phụ thuộc vào khả năng xâm nhập và

độc chất, độc chất bao gồm màng ngoài tế bào (LPS) và độc chất từ protein.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " XÁC ĐỊNH LD50 CỦA CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỊ NHIỄM VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri" pdf (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)