KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động chơi tt (Trang 25 - 26)

1. Kết luận

1.1.KNHT là một phần của năng lực, cho phép cá nhân thực hiện có kết quả các hành động phối hợp với nhau dựa trên cơ sở sự phụ thuộc, sự tương tác tích cực và trách nhiệm cá nhân để giải quyết vấn đề, nhằm đạt được mục tiêu chung trong những điều kiện nhất định. Giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có ý nghĩa quan trọng cả ở góc độ lý luận và thực tiễn. Chơi là hoạt động có ưu thế nổi trội trong giáo dục KNHT cho trẻ. Quá trình giáo dục này chịu ảnh hưởng của một số yếu tố, trong đó năng lực và KN của người GVMN trong tổ chức hoạt động cho trẻ chơi là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất. Giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động chơi cần đảm bảo tính thống nhất trong các khâu: xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả.

1.2. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy: GV đã đạt được một số thành công trong giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tuy nhiên còn một số hạn chế, đáng kể nhất là: GVMN còn gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch và tổ chức hoạt động chơi như là một phương tiện để qua đó giáo dục KNHT cho trẻ mà vẫn đảm bảo được những đặc trưng cơ bản của hoạt động chơi ở trẻ mầm non; Một số KNHT cốt lõi chưa được GV quan tâm giáo dục cho trẻ; GV chưa biết cách hướng dẫn, gợi mở để “đẩy” trẻ vào tình huống buộc chúng phải tương tác, phối hợp, hỗ trợ nhau trong hoạt động chơi và các hoạt động theo nhóm. Đặc biệt là GV chưa biết tổ chức hoạt động chơi theo quy trình sư phạm hợp lý với sự lựa chọn các KNHT phù hợp để giáo dục cho trẻ. KNHT của đa số trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở mức trung bình.

1.3. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nghiên cứu tổ chức hoạt động chơi của trẻ mẫu giáo được tiến hành theo quy trình sư phạm chặt chẽ với 3 giai đoạn cơ bản, đó là: 1/ Giai đoạn 1- Chuẩn bị cho trẻ chơi: Thiết lập các nhóm hoạt động và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động theo nhóm ngay trong giai đoạn chuẩn bị cho trẻ chơi; 2/Giai đoạn 2 – Hướng dẫn trẻ chơi (quá trình trẻ chơi): Thúc đẩy các hoạt động tương tác giữa trẻ trên nền tảng củng cố các KNHT đã có và mở rộng kĩ năng mới, coi KNHT như là đích cần hướng đến, đồng thời là điểm tựa của quá trình liên kết trẻ trong khi chơi, 3/ Giai đoạn 3- Kết thúc hoạt động chơi, GV đánh giá, nhận xét quá trình chơi của trẻ và hướng dẫn trẻ đánh giá, nhận xét quá trình chơi: Lôi cuốn trẻ tham gia vào quá trình cùng nhau đánh giá quá trình chơi, trong đó hướng sự chú ý của trẻ đến lợi ích của các hành vi hợp tác giữa trẻ mang lại cho hoạt động chơi. Kết quả TN cho thấy các biện pháp được đề xuất có tính khả thi và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua tổ chức hoạt động chơi tt (Trang 25 - 26)