1. 4 Thời gian, địa điểm thực tập
3.1. Thuyết minh ý tưởng
Tên ý tưởng: Doanh nghiệp sản xuất, đóng gói và phân phối nông sản sạch tại tỉnh
Thái Nguyên
1. Giá trị cốt lõi của ý tưởng: Ý tưởng nhằm giải quyết vấn đề: Nỗi lo của các
bậc phụ huynh, giáo viên, bệnh nhân về vệ sinh an toàn thực phẩm. + Giảm thời gian đi lại cho khách hàng.
+ Chủ động được các hàng hóa mong muốn của khách hàng. Phát triển kinh tế cho vùng.
- Điểm khác biệt của ý tưởng
+ Sản xuất theo nhu cầu sử dụng của khách hàng.
+ Trong quá trình sản xuất kết hợp với các hình thức cho giáo viên, học sinh, người dân tham quan, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tạo lòng tin cho các bậc phụ huynh, không gian học tập cho các em học sinh.
2. Khách hàng:
Khách hàng mục tiêu Kênh phân phối
sản phẩm
Hình thành và phát triển thị trường
- Khách hàng hướng tới của sản phẩm là những người nội trợ, đơn vị kinh doanh, nhà hàng, quán ăn, nhà ăn tập thể tại các bệnh viện, trường học, công ty… trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Có nhiều kênh phân phối sản phẩm, doanh nghiệp lựa chọn loại hình phân phối trực tiếp. Phân phôi trực tiếp tới trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini, từng hộ gia đình, quán ăn, nhà hàng, bếp ăn, các cơ sở chế biến …
- Hình thành và phát triển thị trường thông qua tiếp thị trực tiếp ( mở các quầy hàng giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng) và qua mạng internet ( mạng xã hội Facebook, Zalo, …)
- Phát hành trang web, App bán hàng để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng và tạo cầu nối thuận tiện để khách hàng có thể đặt hàng.
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm, có truy xuất nguồn gốc để người tiêu dùng, doanh nghiệp theo dõi. - Thực hiện chăm sóc khách hàng chu đáo, lắng nghe phẩn hồi của khách hàng về sản phẩm, từ đó có những điều chỉnh để hoàn thiện sản phẩm hơn.
3. Hoạt động
Liệt kê nguồn lực Hoạt động chính Đối tác
Về đất đai: Xây dựng trên quỹ đất của gia đình. Về vốn:
- Vốn tự có của bản thân và gia đình.
- Vốn huy động từ bạn bè, anh em, họ hàng, người chung ý tưởng, … - Vốn vay từ ngân hàng. Về lao động:
- Tìm kiếm và thuê lao động phù hợp với các vị trí và chuyên môn làm việc.
Về vật tư, trang thiết bị và máy móc:
- Đầu tư trang thiết bị máy móc đồng bộ, chất lượng và hiện đại, đảm bảo tốt quá trình sản xuất.
- Đăng ký hoạt động kinh doanh, đăng ký thương hiệu và nhãn hiệu với cơ quan có thẩm quyền.
- Xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị. - Tìm kiếm và thuê lao động.
- Tìm kiếm đối tác đầu vào: Các chủ trang trại, nông dân sản xuất quy mô lớn, các hợp tác xã, những người có nhu cầu tham gia vào hệ thống sản xuất,… - Tiếp thu và làm chủ công nghệ sản xuất ,công nghệ kiểm định chất lượng nguồn hàng đầu vào và chất lượng đầu ra của sản phẩm.
- Tìm kiếm và hình thành thị trường đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp.
- Các hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu về nguồn hàng đầu vào phục vụ cho sản xuất.
- Các siêu thị, quán ăn, nhà hàng, căng tin tập thể, công ty, trường học, các hộ gia đình,… là nhưng đối tượng khách hàng chính mà công ty hướng tới, cần thiết lập mối quan hệ lâu dài và ổn định.
- Thiếp lập đội ngũ tiếp thị nhạy bén, năng động giới thiệu tiếp thị sản phẩm và tìm thêm nhiều khách hàng mới mở rộng thêm khách hàng cho công ty. Tích cực tham gia vào các hội chợ giới thiệu sản phẩm của công ty tới khách hàng
4. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức Điểm mạnh
-Có một diện tích đất tương đối rộng và bằng phẳng
-Giao thông thuận tiện
-Có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây nhiệt đới, cận nhiệt nhiệt đới
-Có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ -Có kiến thức cùng đam mê sản xuất
Điểm yếu
-Không có nhiều kinh nghiệm thuực tế trong sản xuất, kinh nghiệm quản lý các nguồn lực, kinh nghiệm Marketing,…
-Vốn còn ít nên không đáp ứng được những yêu cầu đặt ra ( không mua được nhiều máy móc để việc sản xuất có hiệu quả hơn,…)
-Mùa đông dài khắc nghiệt ảnh hưởng lớn đến năng suất
- Do không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học nên mất nhiều công chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
Cơ hội
- Dân số đông, nguồn tiêu thụ dồi dào - Trên địa bàn có nhiều công ty, doanh nghiệp ( Đây là những khách hàng tiềm năng hướng tới)
- Hiện có nhiều cơ sở tương tự ở những nơi khác ( Có nhiều cơ hội học hỏi, tránh được rủi ro khi sản xuất)
Thách thức
-Phần lớn người dân vẫn đang sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp nên mất đi một lượng khách hàng tiềm năng
-Nhiều đối thủ cạnh tranh
-Cạnh tranh với nguồn thực phẩm giá rẻ trôi nổi trên thị trường
5. Những rủi ro có thể gặp khi thực hiện ý tưởng dự án và biện pháp giảm thiểu rủi ro
Rủi ro về giá cả: Thị trường đầu ra không đảm bảo, chi phí đầu tư cho sản xuất cao nên giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh với các hàng nông sản giá rẻ không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường.
- Rủi ro trong sản xuất: Chưa có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên các sản phẩm tạo ra không được như mong muốn ( Cây phát triển không đều, chất lượng chưa cao,…).
- Rủi ro do điều kiện thời tiết
- Rủi ro do tồn hàng
- Tìm kiếm thị trường đầu ra, liên kết chặt chẽ với các siêu thị, nhà ăn các công ty, trường học,… về tiêu thụ sản phẩm. Khảo sát thị trường trước theo nhu cầu của khách hàng đối với từng loại sản phẩm
- Hạn chế tối đa các chi phí như thuê nhân công, tận dụng phế thải trong nông nghiệp để làm phân bón hữu cơ,…
- Tìm hiểu, học hỏi nâng cao chuyên môn về máy móc công nghệ cao, tham quan các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản khác.
- Tìm kiếm các nguồn cung ứng vật liệu đầu vào dồi dào, rẻ, đảm bảo chất lượng. Kí kết lâu dài bền vững với các cơ sở sản xuất uy tín.
- Chăm sóc tốt các khách hàng đã có vì đây là kênh quảng bá hữu hiệu nhất để quảng cáo và lấy niềm tin trong khách hàng.
- Bước đầu, tiến hành kinh doanh các nông sản có thể bảo quản trong thời gian tương đối dài mà không cần bảo quản lạnh như bí đỏ, khoai tây, khoai lang,… các nông sản sấy khô như măng, củ quả sấy,… một số đặc sản các vùng miền.
- Xây dựng thêm khu chăn nuôi lợn rừng quy mô khoảng 50 con để tận dụng những loại hàng thừa, hàng tồn của cơ sở.