Nâng cao chất lượng nhân lực

Một phần của tài liệu Đề án GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NỢ ĐỌNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 34 - 37)

Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ về số lượng và có chất lượng cao, theo hướng chuyên nghiệp; có phẩm chất chính trị vững vàng; giỏi về chuyên môn nghiệp vụ; có tinh thần trách nhiệm để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Áp dụng hình thức tuyển dụng công khai, tạo sự sàng lọc, cạnh tranh. Từ đó mặt bằng trình độ được cải thiện. Bên cạnh đó là cần phải có các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đã qua đào tạo, hay như tuyển dụng những lao động trẻ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giàu nhiệt huyết.

Tổ chức đào tạo những cán bộ chưa qua đào tạo, hoặc đào tạo chưa đúng với chuyên ngành đã quy định. Chương trình đào tạo tối thiểu là trung cấp chuyên môn nghiệp vụ. Động viên khuyến khích số cán bộ này học chương trình đại học, phù hợp với yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức của ngành.

Phối hợp với trường đào tạo tổ chức các chương trình bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trung hạn (từ 6 tháng đến 1 năm); thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn nhằm bổ sung kịp thời cho cán bộ thu những kiến thức mới về chính sách, pháp luật kinh tế, tài chính, kế toán; cập nhật, bổ sung kịp thời những kiến thức, kỹ năng máy tính cần thiết để thao tác, sử dụng trong công việc.

KẾT LUẬN

Tóm lại, để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về thu BHXH, đồng thời bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, các cơ quan trung ương cần thực hiện một số giải pháp: Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH, chủ động đáng giá hệ thống chính sách đã ban hành để đáp ứng quyền lợi của NLĐ; Quy định chế tài xử phạt cần phải đủ sức răn đe, buộc các đơn vị, người lao động phải tuân thủ Pháp luật BHXH để ngăn chặn tình trạn nợ đọng BHXH; Tăng cường công tác hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin để có bước chuyển biến trong công tác thu BHXH cho phù hợp với tình hình mới, nhất là với sự gia tăng nhanh chóng của các đối tượng tham gia cả về số lượng quy mô và sự đang dạng về thành phần; Để thực hiện tốt thu BHXH trên địa bàn các Tỉnh thành phố, hạn chế và khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của ngành BHXH nói riêng mà cần sự phối hợp của cả hệ thống chính quyền (đặc biệt là các cơ quan chuyên ngành có liên quan), các tổ chức đoàn thể và cả bản thân người lao động. Do đó, cần có văn bản quy phạm pháp luật quy định về cơ chế phối hợp liên ngành làm căn cứ để các địa phương triển khai.

Một phần của tài liệu Đề án GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NỢ ĐỌNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI (Trang 34 - 37)

w