Theo hình thức đảm bảo

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHO VAY đối với DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH QUA CÁC năm 2019 – 2020 TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG QUẬN LIÊN CHIỂU (Trang 26 - 32)

1. DSCV NN-LN-TS

2.2.2.3 Theo hình thức đảm bảo

Có hai hình thức bảm đảm tiền vay đó là cho vay có đảm bảo bằng tài sản và cho vay không bảo đảm bằng tài sản. Đối với cho vay với các DNNQD tại Chi nhánh thể hiện ở số liệu bảng sau:

Bảng 7: Tình hình cho vay đối với các DNNQD theo loại hình bảo đảm tiền vay ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch

Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)

1. DSCV 732.118 100 989.85 9 100 257.741 35,2 - BĐ bằng TS 696.549 95,1 882.670 89,2 186.121 26,7 - BĐ không bằng TS 35.569 4,9 107.189 10,8 71.620 201,4 2. DSTN 509.83 4 100 618.72 7 100 108.893 21,35 - BĐ bằng TS 442.752 86,8 540.285 87,3 97.533 22,0 - BĐ không bằng TS 67.082 13,2 78.442 12,7 11.360 16,9 3. DNBQ 378.37 9 100 494.57 1 100 116.192 30,7 - BĐ bằng TS 363.244 96 425.629 86,1 62.385 17,2 - BĐ không bằng TS 15.135 4 68.942 13,9 53.807 356

4. Tỷ lệ nợ xấu 1,6 2,1 0,5

- BĐ bằng TS 0.3 0,6 0,3

- BĐ không bằng TS 1,3 1,5 0,2

Chúng ta đều biết rằng phần lớn tất cả các khoản mục bên tài sản nợ đều là vốn Ngân hàng huy động. Có nghĩa là Ngân hàng trả lãi suất thường xuyên. Do đó, để không bị thiệt hại, Ngân hàng luôn luôn có khuynh hướng cho vay hoặc đầu tư ngay số tài sản ấy vào những dịch vụ sinh lãi. Từ lãi sinh được Ngân hàng dùng để trả lãi vốn vay, thanh toán các chi phí và mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó phải nghiên cứu đầu tư vào đâu để có lợi và an toàn nhất là việc làm bắt buộc. Mà dầu tư tín dụng luôn luôn gặp rủi ro vì quyền sử dụng vốn tách rời quyền sở hữu. Chính rủi ro dẫn đến nguy cơ là vốn và lãi không được hoàn trả đầy đủ và đúng hạn, nếu xét trên tổng thể hoạt động của Ngân hàng thì còn cả chi phí cơ hội vốn. Như vậy, ngoài việc đánh giá phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả sử dụng vốn thì nhất thiết phải kèm theo biện pháp bảo đảm. Tại điểm 1 điều 4 của NĐ 178/1999/NĐ-CP quy định: “TCTD có quyền lựa chọn và quyết định cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và tự chịu trách nhiệm về mình”. Tuy vậy trong thực tế sự không ổn định của thị trường giá cả,

thông tin còn nghèo nàn… những dự đoán và rủi ro phát sinh trong tương lai không ai có thể lường trước hết được. Vì vậy, việc tự quyết định và tự chịu trách nhiệm sẽ đưa đến tình trạnh khó có những quy định từ các TCTD đối với các trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, do tâm lý ít nhiều còn e ngại về rủi ro và trách nhiệm trong tương lai. Điều này cho phép lý giải lý do vì sao doanh số cho vay không có bảo đảm bằng tài sản lại chiếm một tỷ trọng nhỏ như vậy.

Qua bảng số liệu 7 ta thấy, năm 2019 doanh số cho vay không bảo đảm bằng tài sản là 35.569 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,9%. Đến năm 2020 doanh số cho vay không bảo đảm bằng tài sản tăng lên đến 71.620 triệu đồng, tốc độ tăng 201,4% tỷ trọng tuy có tăng nhưng chỉ chiếm 10,8%.

Trong các hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản được thực hiện tại Chi nhánh, thì hình thức bảo lãnh của tổ chức ĐT-CT_XH chỉ được thực hiện đối với cho vay theo Thông tư 02 của hội phụ nữ; hình thức bảo đảm không bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ thì hầu như chỉ có DNNN mới được bảo lãnh còn lại các DNNQD thì không. Sau nghị định 85/2004 NĐ-CP (nghị định thay thế và bổ sung cho nghị định 178) Chi nhánh đã chủ động hơn trong việc lựa chọn khách hàng. Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh được ổn định và phát triển, trong nghiệp vụ cho vay theo hình thức không có bảo đảm bằng tài sản tại Chi nhánh cũng không ngừng tăng lên cả về lượng lẫn về chất. Vì vậy, Chi nhánh đã quyết định không giải ngân cho những dự án đầu tư mà cảm thấy trong tương lai không có khả năng thanh toán. Đồng thời chủ động tích cực tiếp cận các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả như: Công ty hầm đường bộ Hải Vân, công ty xi măng Hải Vân. Ban đầu Chi nhánh chỉ cho các công ty này vay theo hình thức bảo đảm bằng tài sản hoặc là thế chấp hoặc là cầm cố. Tuy nhiên sau một thời gian, nhận thấy các công ty này hoạt động có hiệu quả, thường xuyên quan hệ tốt với Chi nhánh nên Chi nhánh đã chuyển đổi hình thức cho vay đối với các công ty này từ bảo đảm bằng tài sản sang bảo đảm bằng tín chấp. Tùy theo mức độ quan hệ và hiệu quả hoạt động của các công ty mà Chi nhánh cho vay, tín chấp hoàn toàn hay tín chấp một phần. Từ đó làm cho doanh số cho vay theo hình thức không bảo đảm bằng tài sản năm 2020 tăng 201,4% so với năm 2019, tức tăng 71.620 triệu đồng. Tương ứng với sự tăng

lên của doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ bình quân cho vay theo hình thức này này cũng tăng. Cụ thể năm 2020, doanh số thu nợ là 78.442 triệu đồng tăng 16,9% so với năm 2019. Dư nợ bình quân cho vay tăng 53.807 triệu đồng, tốc độ tăng 356%.

Trong năm 2020, tình hình kinh tế thế giới và khu vực có một số biến động phức tạp (giá xăng dầu tăng, dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh…) làm chi phí đầu vào tăng cao, dẫn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng thấp, kinh doanh kém hiệu quả. Vì vậy nợ xấu trong cho vay theo hình thức không bảo đảm bằng tài sản cũng tăng từ 1,3% năm 2019 lên 1,5% năm 2020.

Ngược lại, cho vay đối với các DNNQD theo hình thức bảo đảm bằng tài sản tại Chi nhánh là hình thức cho vay được áp dụng chủ yếu. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng doanh số cho vay đảm bảo bằng tài sản đối với các DNNQD. Năm 2019 doanh số cho vay theo hình thức bảo đảm bằng tài sản đối với các DNNQD chiếm tỷ trọng 95,1% và 89,2% năm 2020.

Khác với tín dụng không có bảm đảm bằng tài sản là cho vay dựa vào uy tín, tình hình tài chính và khả năng trả nợ trong tương lai của người vay, thì trong cho vay có bảo đảm, khi xét duyệt cho vay Chi nhánh bắt buộc người vay phải có tài sản cầm cố, thế chấp, sự bảo lãnh của bên thứ 3 hoặc dùng chính tài sản hình thành trong tương lai để làm tài sản đảm bảo tiền vay. Các biện pháp này có tính phòng ngừa là chính. Tuy nhiên nó tạo cho Ngân hàng cầm chắc phần cán là luôn yên tâm thu hồi được vốn vay.

Bảng 8: Tình hình cho vay đối với DNNQD theo hình thức bảo đảm bằng tài sản ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)Năm 2019 Năm 2020 Chênh Lệch 1. DSCV

- Của khách hàng + Thế chấp + Cầm cố - Của bên thứ ba

- Hình thành từ vốn vay

696.549 9 342.440 184.014 158.426 135.414 218.695 100 49 54 46 19 31 882.67 0 405.132 204.510 200.622 150.304 327.234 100 46 50 50 17 37 186.12 1 62.692 20.496 42.196 14.890 108.539 26,7 18 11 27 11 50 2. DNBQ

- Của khách hàng + Thế chấp + Cầm cố

- Của bên thứ ba

- Hình thành từ vốn vay

363.244153.289 153.289 79.710 73.579 59.572 150.383 100 42 52 48 16 41 425.62 9 183.020 93.340 89.680 63.844 178.765 100 43 51 49 15 42 62.385 29.731 13.630 16.101 4.272 28.382 17,2 19 17 22 7 19

Trong các hình thức bảo đảm bằng tài sản, thì hình thức bảo đảm bằng tài sản của khách hàng và hình thức bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay được áp dụng chủ yếu. Cụ thể tỷ trọng của hai loại hình này chiếm trên 31% trong tổng doanh số cho vay theo hình thức bảo đảm bằng tài sản.

Để đươc vay vốn theo hình thức bảm đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, các DNNQD phải có tổng dự toán công trình hoặc tổng dự toán theo hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt gởi kèm trong bộ hồ sơ vay vốn. Căn cứ vào đó Ngân hàng cho vay tối đa là 85% tổng giá trị tài sản hình thành trong tương lai. Đồng thời việc giải ngân vốn Ngân hàng căn cứ vào tiến độ hoàn thành của dự án nên vốn được giải ngân bao giờ cũng phù hợp với giá trị tài sản đã hoàn thành theo tiêu chuẩn.

Chính vì vậy, việc cho vay đối với các DNNQD áp dụng theo hình thức bảo đảm này mang lại hiệu quả cao. Thể hiện doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ bình quân cho vay, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Cụ thể năm 2020 doanh số cho vay tăng 50%, dư nợ bình quân cho vay tăng 19% so với năm 2019. Trong hình thức cho vay bảo đảm bằng tài sản của khách hàng, thì cho vay theo hình thức cầm cố và cho vay theo hình thức thế chấp chiếm tỷ trong gần như tương đương nhau (tốc độ gia tăng doanh số cho vay là 11%; 27%, dư nợ bình quân cho vay 17%; 22%)

Vấn đề đáng chính ở đây đó là sự tăng trưởng đối với cho vay theo hình thức cầm cố. Trước đây cho vay theo hình thức thế chấp được Ngân hàng áp dụng chủ yếu, còn cho vay theo hình thức cầm cố chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Ngày nay, thủ tục cho vay bằng hình thức cầm cố đã thay đổi và được giải quyết rất nhanh, đáp ứng kịp thời nhu vầu vay vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt, cho vay cấm cố bằng các giấy tờ có giá, bộ chứng từ xuất khẩu thì càng nhanh gọn hơn. Động thời nghiệp vụ cho vay theo hình thức cầm cố chủ yếu là cho vay với các món vay có giá trị lớn. Vì vậy, theo thời gian hình thức cho vay cầm cố đã có sự gia tăng mạnh mẽ.

Nếu như các DNNQD thành lập theo mô hình công ty mẹ, công ty con thì công ty mẹ sẽ đứng ra bảo lãnh cho công ty con vay vốn Ngân hàng hoặc là các DNNQD được các tổ chức tín dụng làm dịch vụ bảo lãnh cho vay. Còn đối với các DNNQD thì hiện nay chưa có một tổ chức hay cá nhân nào đứng ra bảo lãnh để vay vốn Ngân hàng. Ngày 29/4/2004 Bộ Tài Chính đã ra thông tư số 93/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số nội dung quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định số 193/2001/QĐ – TTg ngày 30/12/2001 và quyết định 115/2004/QĐ-TTg ngày 15/6/2004. Đây thực sự là một chủ trương đúng đắn với thực tiễn phát triển nền kinh tế nước ta – một nên kinh tế mà phần lớn các doanh nghiệp đều thuộc loại vừa và nhỏ. Trong đó số lượng các DNNQD chiếm một tỷ lệ tương đối. Tuy nhiên, đến nay quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhiều địa phương chưa được khởi động trong đó có Thành Phố Đà Nẵng. Đồng thời việc cho vay vốn theo hình thức bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba thường do các chủ doanh nghiệp

dùng chính tài sản riêng của cá nhân như đất đai, nhà cửa… của họ để bảo lãnh cho các khoản vay của công ty. Do vậy việc cho vay theo hình thức bảo đảm này chiếm tỷ trọng nhỏ trong hình thức bảo đảm bằng tài sản. Cụ thể năm 2020, doanh số cho vay theo hình thức bảo đảm này là 150.304 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17%.

Qua phân tích tình hình cho vay đối với các DNNQD theo hình thức bảo đảm, ta đã thấy sự cố gắng rất lớn của Chi nhánh Ngân hàng trong việc đa dạng hóa các hình thức cho vay. Như chính sách nới lỏng hơn cho khách hàng, tạo thuận lợi hơn cho họ về mặt thủ tục cũng như thời gian. Vì vậy mà doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ bình quân cho vay theo các hình thức bảo đảm bằng tài sản đối với các DNNQD có sự gia tăng đáng kể góp phần vào sự tăng trưởng tín dụng chung của toàn Chi nhánh.

2.3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁCDOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHO VAY đối với DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH QUA CÁC năm 2019 – 2020 TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG QUẬN LIÊN CHIỂU (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w