Bảng 12: Hệ số ICOR các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư phát triển cho ngành nông nghiệp ở thành phố đà nẵng (Trang 29 - 48)

Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Toàn nền kinh tế 0.17 1.52 0.89 1.23 0.29 1.02 1.29

Nông, lâm, thủy sản -1.03 2.25 -0.05 7.14 -3.69 -2.14 -0.37

Công nghiệp, xây dựng 0.20 0.52 -0.20 0.70 0.69 1.01 8.55

Dịch vụ 1.90 1.63 4.89 2.20 0.12 0.74 0.50

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Đà Nẵng

Hệ số ICOR là đại lượng thể hiện mối quan hệ giữa nhịp độ tăng GDP và tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP và cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Hệ số ICOR càng nhỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, nghĩa là để tăng 1 đồng GDP cần một lượng vốn nhỏ.

Qua bảng sô liệu ta thấy hệ số ICOR của thành phố trong giai đoạn năm 2013 đến năm 2019 tương đối thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao. Đặc biệt trong ngành nông lâm thuỷ sản hệ số ICOR không đều qua các năm, thể hiện tính phù thuộc vào điều kiện thời tiết và các yếu tố khác trong ngành nông, lâm, thủy sản, cụ thể năm 2013 hệ số ICOR là -1,03 đến năm 2016 lại đạt 7,14 chứng tỏ năm 2016 nguồn vốn đầu tư của thành phố vào ngành nông lâm thuỷ sản không hiệu quả.

2.6.2 Những thành công và hạn chế :

Trong giai đoạn 2013-2008, toàn bộ nền kinh tế Đà Nẵng nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đã đạt được những thành tưu cơ bản sau:

 Tốc độ tăng GDP đạt 11,3%, tương đối khá và ổn định.

 Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều biến đổi theo chiều hướng tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao và đặc biệt đối với đồng bòa dân tộc thiểu số.

 Tốc độ thu hút vốn đầu tư tăng nhanh , đặc biệt là vốn đầu tư vào ngành công nghiệp, dịch vụ và riêng ngành nông, lâm, thủy sản, có sự thu hút

đầu tư phù hợp với định hướng phát triển là công nghiệp hóa, hiên đại hóa nông nghiệp nông thôn.

 Do nhận sự đầu tư đúng đắn và sư quan tâm của thành phố ngành nông nghiệp đã có sự dịch chuyển về cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo chiều hướng tích cực, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện phát triển sản xuất của thành phố đó là tăng giá trị sản xuất thủy sản, giảm giá trị sản xuất ngành nông lâm.

Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại cần được giải quyết trong giai đoạn 2008-2020.

 Huy động chưa hết tiềm lực của nền kinh tế.

 Nguồn vốn FDI quy mô còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư.

 Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, tỷ trọng vốn đầu tư của ngành nông nghiệp quá thấp, điều này chưa đúng với chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp và hiện đại hóa nông thôn của Đảng và Nhà nước.

2.7 Đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn:

Thực hiện đề án đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo tinh thần Nghị quyết TW 5, thành phố đã có sự quan tâm hơn trong đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn năm 2015 là 112.136 triệu đồng, đến năm 2020 tăng lên 179.666 triệu đồng, tăng 60,2%, trong đó chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực: điện, đường, trường, trạm y tế và một phần nhỏ cho thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn; cơ cấu vốn đầu tư như sau:

Bảng 13: Tình hình ngân sách đầu tư nông nghiệp, nông thôn

ĐVT: Triệu đồng

TT Nội dung 2015 2018 2020

Tổng cộng 112.136 162.133 179.666

1 Giao thông nông thôn 22.933 40.840 14.450

2 Điện nông thôn 26.116 12.974 36.550

5 Giáo dục 36.236 61.335 94.350

6 Y tế 1.200 8.500 1.200

7 Nhà ở 2.727 2.034 3.510

8 Thương mại, thông tin 3.900 8.560 1.200

(Nguồn thống kê kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn năm 2020)

2.7.1 Hiện trạng đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn:

Đến năm 2020 tình hình đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp nông thôn như sau:

Giao thông nông thôn:

Tổng số chiều dài giao thông nông thôn 870 km, trong đó liên huyện 94,5 km; liên xã 63,46 km, liên thôn 302,69 km, kiệt hẻm 347 km. Tổng kinh phí đầu tư 162 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách chiếm 70,5%, vốn nhân dân đóng góp 22,2%, vốn khác 7,3%.

Giao thông nội đồng: Đã đầu tư tổng chiều dài 60 km, kinh phí đầu tư 2,633 tỷ đồng. Trong đó vốn ngân sách địa phương 55,9%, vốn nhân dân đóng góp là 44,1%.

Nhìn chung thành phố đã huy được nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư, phát triển giao thông nông thôn, đến nay trên địa bàn thành phố có 100% xã có đường ô tô đến nông thôn, tỷ lệ xã có đường liên thôn, nhựa hóa từ 80% trở lên đạt 100%.

Hạ tầng điện nông thôn

Năm 2014 có 13/17 xã được sử dụng điện lưới quốc gia, đến năm 2020, 100% số xã với 118/118 thôn đều được sử dụng điện.

Hệ thống thủy lợi:

Đà Nẵng có 91 công trình thủy lợi đầu mối gồm: 21 hồ chứa nước lớn, nhỏ; 27 trạm bơm điện, 26 đậm dâng, 17 cống ngăn mặn. Chủ động tưới cho sản xuất lúa 8.000 ha/năm. Từ năm 2014-2020, đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa 19 công trình, tổng kinh phí 12,8 tỷ đồng. Hiện đang triển khai lập dự án chuẩn bị đầu tư 2 công trình: sửa chữa, nâng cấp Hồ chứa nước đồng nghệ (vốn ODA) và đầu tư Hồ chứa nước Trung An.

- Về hệ thống kênh mương thủy lợi: tổng km kênh mương trên địa bàn thành phố là: 637 km, trong đó kênh cấp 1 là: 23,3 km, kênh cấp 2: 162,1 km và 451,6 km kênh nội đồng chỉ mới kiên cố được 29 km.

Về đê, kè: Tổng chiều dài 66,4 km gồm: sông Cuđê 16km; sông Hàn 7 km, sông Vĩnh Điện 11 km, sông Yên 8,4 km, sông Cẩm Lệ 9 km, sông Quá Giáng 3 km, sông Túy Loan 12 km. Đến nay, chỉ mới kiên cố 5 km đê kè sông sạt lỡ nghiêm trọng ảnh hưởng đến dân cư , kinh phí 19,6 tỷ đồng; kè biển 6,5 km, kè biển bảo vệ kết cấu hạ tầng và dân cư ven biển.

Nước sinh hoạt nông thôn: Từ 2014-2020 đã đầu tư đưa vào sử dụng 18 công trình; tổng kinh phí đầu tư là 24,5 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách TW là 76,8%, vốn ngân sách địa phương 11,8%, vốn dân đóng góp và vốn khác 11,4%. Nâng tổng số công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn lên 24 công trình. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đến cuối năm 2020 đạt 53,8%, còn lại sử dụng giếng bơm và giếng đào.

Về kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn:

Trên địa bàn nông thôn Đà Nẵng hiện có 32 chợ, trong đó có 19 chợ kiên cố, 13 chợ tạm. Tỷ lệ xã có công trình đạt 90,47%. Tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2014-2020 là 29,4 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách địa phương 26,4 tỷ đồng, vốn nhân đóng góp là 1,5 tỷ đồng, vốn khác 1,5 tỷ đồng.

Về chợ đầu mối: Năm 2017 đã hoàn thành, đưa vào hoạt động chợ đầu mối nông sản Hòa Cường , đã phát huy vai trò tập kết và phân phối hàng nông sản trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận, ngoài ra thành phố đang khởi công xây dựng chợ dầu mối thủy sản Thọ Quang – Khu vực miền Trung, dự kiến đưa vào sử dụng vào năm 2010.

Chương III

Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng

3.1 Quan điểm phát triển:

- Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu của ngành, nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn.

- Khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên để chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp , tăng tỷ trọng ngành thuỷ và lâm sản.

- Phát triển nông nghiệp thành phố theo hướng hàng hóa nhiều thành phần trên cơ sở phát huy cơ chế thị trường, có sự tham gia quản lý của Nhà nước. Tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 02-NQ-TU của Thành Ủy. Tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại và khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.

- Phát huy tiềm năng lợi thế của kinh tế biển để đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản trên cơ sở sử dụng tôt tiềm năng về đất đai, mặt nước và lao động, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất, chuyển dịch cơ cấu hợp lý giữa khai thác với nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thủ và bảo vệ nguồn lợi môi trường, thủy sản, hình thành trung tâm nghề cá lớn tại khu vực phường Thọ Quang, quận Sơn Trà.

- Tập trụng đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông, lâm, thủy sản trên thị trường, chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu.

- Quy hoạch hợp lý và nâng cao hiệp quả việc sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn rừng gắn với bảo vệ môi trường. Quy hoạch các khu dân cư, khu đô thị ven biển, phát triển các thị trấn, thị tứ, các điểm văn hóa ở làng xã; nâng cao đời

sống vật chất, văn hóa, tinh thần, xây dựng cuộc sống dân chủ, công bằng, văn minh ở nông thôn.

3.2 Mục tiêu phát triển: 3.2.1 Mục tiêu tổng quát:

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, đa dạng, bền vững, có chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa nông thôn và phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, hiện đại, giàu đẹp, có kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, chất lượng cuộc sống và thu nhập của nông ngư dân không ngừng được nâng cao. Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực, có tốc độ phát triển cao trên cơ sở phát triển kih tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

3.2.2 Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu cụ thể của ngành nông nghiệp, nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và năm 2020 như sau:

- GDP ngành nông nghiệp đến năm 2010 đạt 399 tỷ đồng, năm 2020 đạt 640 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2014 – 2010 đạt 4 – 5 % và thời kỳ 2011 – 2020 đạt 4,8%/năm.

- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm 2010 là: Thủy sản 69,5%, nông nghiệp 26,8%, lâm nghiệp 3,2%.

- Về kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn: Đến năm 2020, có 100% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch; hệ thống kênh mương nội đồng được kiên cố hóa 90%; 100% số hộ nông thôn có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh.

- Sản lượng lương thực đến năm 2010 đạt 50.000 tấn, trong đó lúa 45.000 tấn, ngô 5.000 tấn và đến năm 2020 sản lượng lương thực đạt 54.000 tấn, trong đó lúa 48.000 tấn, ngô 6.000 tấn.

- Sản lượng thủy sản năm 2010 đạt 48.600 tấn, năm 2020 đạt 72.000 tấn, trong đó khai thác hải sản xa bờ đạt 30.000 – 35.000 tấn, thu hút nguồn nguyên phục vụ chế biến từ 30.000 – 40.000 tấn/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 120 triệu USD vào năm 2010 và đạt 200 triệu USD vào năm 2020.

- Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có: 57.309 ha, đặc biệt là bảo vệ nghiêm hệ thống rừng đặc dụng 36.658 ha và rừng phòng hộ là 9.823 ha.

- Nâng cao độ che phủ rừng lên 45% vào năm 2010 và đạt từ 60 – 70% vào năm 2020.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trồng rừng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, phấn đấu mỗi năm trồng mới 1.000 – 1.200 ha rừng, Khai thác gỗ nguyên liệu rừng trồng 40.000 tấn/năm.

- Sản lượng gỗ đưa vào chế biến 40.000 m3/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 25 triệu USD, đến năm 2020 đạt 40 triệu USD.

3.3 Định hướng phát triển:

3.3.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng năng suất, chất lượng cao, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung, tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế nông, lâm thủy sản.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông, nước sinh hoạt nông thôn, dịch vụ nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, trọng tâm là công nghệ sinh học.

- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, khuyến khích hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng, trồng rừng kinh tế, trồng cây chắn sống ven biển và phát triển mạnh công nghệ chế biến gỗ từ nguyên liệu gỗ rừng trồng.

3.3.2 Định hướng phát triển các vùng:

- Vùng khu vực đô thị gồm các quận Hải Châu, Sơ Trà, Thanh Khê: tập trung phát triển kinh tế thủy sản, chuyển đổi cơ cấu nghề, cơ cấu tàu thuyền khai thác hợp lý để đẩy mạnh phát triển khai thác xa bờ, bảo vệ nguồn thủy sản ven bờ. Đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản để đẩy mạnh xuất khẩu, hình thành trung tâm nghề cá hiện đại tại khu vực phường Thọ Quang, quận Sơn Tra thành phố Đà Nẵng.

- Vùng ven nội thành phos, gồm các quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn: Phát triển sản xuất nông nghiệp đô thị theo hướng các vùng chuyên canh rau, hoa, sinh vật cảnh và phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tập trung, công nghiệp. Khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ theo hướng đô thị hóa nông thôn.

- Vùng đồng bằng khu vực huyện Hòa Vang: Tập trung phát triển đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi. Phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô công nghiệp, chăn nuôi an toàn, sạch bệnh, và đầu tư hình thành các vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng sản xuất lúa giống, vùng trồng rau, hoa chuyên canh.

- Vùng trung du, miền núi của huyện Hòa Vang: phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trồng cây ăn quả, kinh tế vườn, phát triển chăn nuôi trang trại, hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp, hỗ trợ phát triển tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho vùng miền núi và vùng đồng bào dân tộc.

3.4 Định hướng phát triển trên các lĩnh vực:

- Thủy sản: Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một nền kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi, trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm, theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường biển, sông và nước, bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Vốn đầu tư phát triển cho ngành nông nghiệp ở thành phố đà nẵng (Trang 29 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w