Việc hiển thị thời gian đọc được từ module thời gian thực Click Board RTC2 được thực hiện theo thuật toán Hình 2.7.
Việc thiết lập thời gian ban đầu cho module thời gian thực Click Board RTC2 được thực hiện theo thuật toán Hình 2.8.
Hình 2.8: Sơ đồ thuật toán thiết lập thời gian ban đầu
Thực hiện thiết kế giao diện phím bấm chức năng để cấu hình giá trị thời gian ban đầu cho module thờigian thực Click Board RTC2 sử dụng các phím bấm gồm:
- Phím MODE: Ấn phím này để bắt đầu quá trình thiết lập giá trị thời gian, thay đổi loại giá trị (giờ, phút, giây, thứ, ngày, tháng, năm) được thay đổi bởi nút MENU.
- Phím BACK: Ấn phím này để trở lại MENU trước đó.
- Phím UP: Ấn phím này để tăng loại giá trị được chọn.
- Phím DOWN: Ấn phím này để giảm loại giá trị được chọn.
Thuật toán thực hiện trên phím UP được thực hiện theo sơ đồ thuật toán Hình 2.9.
Thuật toán thực hiện trên phím DOWN được thực hiện theo sơ đồ thuật toán Hình 2.10.
Thuật toán thực hiện trên phím ALARM được thực hiện theo sơ đồ thuật toán Hình 2.11 và Hình 2.12.
Chương 3. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG 3.1. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
Bước 1: Đặt Đồng hồ và Lịch cho RTC DS1307, cài thời gian báo thức.
Bước 2: Đọc thời gian và giá trị ngày từ RTC DS1307.
Hình 3.1. Mạch mô phỏng trên Proteus
Chức năng các phím:
MODE (PORTB7): Cài đặt.
UP (PORTB6): Tăng giá trị.
ALARM ( PORTB3): Cài đặt số lần báo thức
Cách kết nối RTC5 (do RTC2 không có sẵn) với KIT Easy AVR V7:
Hình 3.2. KIT Easy AVR V7
• Lắp màn hình LCD 16x2 vào vị trí LCD 2x16 trên KIT.
• Lắp RTC5 vào ô MikroBus1 trên KIT
• Gạt SW3.1 qua bên phải để cấp nguồn đèn cho LCD.
• Tắt PORTC LEDs tại SW10.7.
• Gạt Switch các chân SCK, MISO, MOSI (PB7, PB6, PB5) sang phải tại kết nối DIP40 để mở giao tiếp SPI với RTC5.
3.2. HƯỚNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này có thể ứng dụng vào một số sản phẩm thực tế như:
- Đồng hồ lịch vạn niên
- Đồng hồ thời gian thực
- Đồng hồ hẹn giờ báo thức
3.3. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MẠCH THIẾT KẾ3.3.1. Ưu điểm 3.3.1. Ưu điểm
Ứng dụng được thiết kế có một số ưu điểm sau: - Mô hình mạch đơn giản, dễ hiểu.
- Thiết kế giao diện phím ấn đơn giản, thỏa mãn nội dung, yêu cầu đề tài.
- Ứng dụng chạy ổn định, ít biến động.
- Các phím ấn cài đặt có khả năng chống nhiễu bởi phần mềm.
- Thỏa mãn các yêu cầu về độ chính xác, sai số nhỏ.
- Có thể tự điều chỉnh thời gian thực và hẹn giờ báo thức dễ dàng.
- Có thể ứng dụng trong nhiều ứng dụng, lĩnh vực khác nhau của đời sống.
3.3.2. Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm thì ứng dụng được thiết kế vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục như:
- Giao diện phím ấn thiết lập giá trị thời gian ban đầu còn khó sử dụng.
KẾT LUẬN
Như vậy, sau quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng tôi đã hoàn thành việc thiết kế và lập trình chức năng đồng hồ số thời gian thực và thời gian hẹn giờ báo thức hiển thị LCD trên KIT Easy AVR v7. Ứng dụng được mô phỏng trên phần mềm mô phỏng Proteus cho kết quả chạy tốt và ổn định. Tuy nhiên, từ việc mô phỏng cũng thấy được nhược điểm của phần mềm mô phỏng là khả năng chạy theo thời gian thực không được tốt.
Ứng dụng được thiết kế có khả năng thực hiện các chức năng sau:
- Giao tiếp thời gian thực với Click Board RTC2 dùng IC DS1307
- Giao diện phím bấm chức năng cấu hình giá trị thời gian ban đầu
- Hiển thị thời gian lên màn hình LCD
- Cài đặt thời gian hẹn giờ báo thức
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Click Broad RTC2 schematic 2. Datasheet AVR ATmega32. 3. Datasheet IC DS1307 4. Easy AVR v7 schematic 5. Easy AVR v7 manual
6. Kỹ thuật vi xử lý – Văn Thế Minh, nhà xuất bản Giáo dục (1997).
7. Kỹ thuật vi xử lý tập 1, 2 – Hồ Khánh Lâm, nhà xuất bản Bưu điện (2008).
8. Kỹ thuật vi xử lý & lập trình Assembly cho hệ vi xử lý – Phạm Xuân Tiến, nhà xuất bản KH & KT (2012).
9. Kỹ thuật vi xử lý và lập trình hệ thống – Phạm Tuấn Giáo, nhà xuất bản Văn hóa thông tin (2012).
10. Các trang wed tham khảo:
- www.hocavr.com - www.mikroe.com
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Điểm kết luận: …. Học viên: Hoàng Văn Kiên :….
Diệp Quang Thắng :...
Tô Thị Hồng Vi :….
Bắc Ninh, ngày …tháng …năm ....
Giáo viên