0
Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG PR CỦA CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA TIKTOK

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH PR CHO ỨNG DỤNG TIK TOK (Trang 34 -43 )

trẻ thuộc hệ Z thì có đến 70 người đang sử dụng Tik Tok. Chẳng hạn, dù mới chỉ chính thức ra mắt ở thị trường Nhật Bản vào năm ngoài, giờ đây, ứng dụng đã vượt qua các ứng dụng khác và dẫn đầu bảng xếp hạng App Store và Google Play tại Nhật. Với câu chuyện Marketing của Tik Tok đầy thông minh thì tại Hàn Quốc, TikTok được các ngôi sao như Black Pink, Lee Jong-suk, Nam Joo-hyuk, Yu Seon-ho,… và nhiều chương trình truyền hình thực tế như Running Man ưa chuộng. Mỗi người nổi tiếng và mỗi chương trình đều sở hữu ít nhất một tài khoản trên TikTok để chia sẻ những clip ngắn. Đây đồng thời cũng là nơi để họ hé lộ các clip nhằm quảng bá cho các dự án, sản phẩm giải trí của mình đến khán giả.

Ngôi sao hàng đầu tại Hàn Quốc sử dụng Tik Tok (Nguồn: Naver)

2. THỰC TRẠNG PR CỦA CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦATIKTOK TIKTOK

2.1 Facebook

Những chiến dịch nổi bật

Facebook lần đầu tiên được phát triển bởi Mark Zuckerberg vào tháng 2 năm 2004. Trụ sở của Facebook Inc. tại Công viên Menlo ở California. Facebook là phương tiện truyền thông mạng xã hội lớn nhất trên thế giới. Đánh giá thị trường năm 2014 đã chứng minh rằng, hiện tại có hơn 2 tỷ người sử dụng Facebook. Facebook Inc cung cấp các công cụ phát triển phần mềm và ứng dụng lập trình khác nhau cho các nhà phát triển về mặt giao diện tốt hơn cho người dùng cuối trong các ứng dụng web và các ứng dụng di động.

Facebook Inc có một trang web thương mại điện tử (www.facebook.com) cũng như ứng dụng cho điện thoại thông minh cho các nền tảng như Android, IOS, Symbian… Để nhắn tin nhanh hơn, các nhà phát triển Facebook Inc đã phát triển Facebook Messenger có sẵn cho Instagram, Android và IOS. Những lợi thế có sẵn mà Facebook “đặt” lên đối với những đối thủ cạnh tranh là:

Lợi thế cạnh tranh: quan trọng nhất mà Facebook có là phạm vi tiếp cận của nó và cách nó đã tham gia vào các cộng đồng khác nhau trên toàn thế giới để làm cho thế giới minh bạch hơn, cởi mở hơn và giao tiếp với những gì đang diễn ra trong tâm trí của họ.

Danh mục sản phẩm/ dịch vụ rộng lớn: Facebook có các nền tảng khác nhau dành cho một phân khúc khách hàng khác nhau và có thể hữu ích cho các mục đích hoàn toàn khác nhau. Facebook là một ứng dụng giúp chia sẻ cảm xúc và khoảnh khắc cá nhân còn Instagram là nền tảng giúp người dùng có thể chia sẻ ảnh và video với người theo dõi của mình. Mặt khác Facebook Messenger giúp trao đổi thông tin trở nên nhanh và thuận tiện nhất.

Với những lợi thế sẵn có và một thương hiệu có nền tảng công nghệ cao dẫn đầu trên thị trường, thì những chiến lược Marketing của Facebook đáng để học hỏi. Hãy cùng xem thương hiệu tỷ đô này đã làm những gì để có được chỗ đứng cao như ngày hôm nay.

Thâm nhập thị trường

Facebook đạt được tăng trưởng chủ yếu thông qua chiến lược thâm nhập thị trường thâm nhập. Mục tiêu của chiến lược tăng trưởng chuyên sâu này là tối đa hóa thị phần hiện tại. Ví dụ, một trong những mục tiêu chiến lược của mình, công ty tăng thị phần tại các thị trường hiện tại bằng cách thiết lập liên minh với các công ty viễn thông để tăng số lượng người dùng truy cập dịch vụ truyền thông xã hội của công ty thông qua ứng dụng di động Facebook. Chiến lược tăng trưởng chuyên sâu này hỗ trợ chiến lược cạnh tranh chung của công ty về chi phí lãnh đạo bằng cách tối đa hóa khả năng tiếp cận thị trường sử dụng tài sản hiện có.

Facebook đạng hiện diện ở hầu hết các quốc gia (Nguồn: NBC News)

Hãy nhìn những gì mà Facebook đã làm, hãng đã nhìn thấy những thị trường nào tiềm năng và có thể thâm nhập được. Chính tầm nhìn rộng đó đã tạo nên những thành công rất lớn với số lượng người dùng ở mức ấn tượng hơn 2 tỷ user. Thêm vào đó, “biết mình biết ta” với mỗi thị trường hãng có cách thâm nhập khác nhau và tại Việt Nam, hãng gia nhập trong bối cảnh Zing hay Ola đang phát triển cực thịnh. Nhưng những chiến lược Marketing của Facebook đúng đắn nhắm vào Insight của giới trẻ, và hãy nhìn đi Zing lặn mất tăm còn Ola giờ chỉ là dĩ vãng.

Sản phẩm đa dạng

Facebook Inc được biết đến với trang web mạng xã hội, ứng dụng di động và dịch vụ quảng cáo trực tuyến. Những sản phẩm mà Facebook cung cấp đến cho người dùng như:

Facebook

Instagram

Messenger

WhatsApp

Oculus

Là một doanh nghiệp trực tuyến, công ty được biết đến với các dịch vụ truyền thông xã hội có sẵn thông qua trang web mạng xã hội Facebook và ứng dụng di động của họ.

Dịch vụ nhắn tin trò chuyện của Messenger hiện đã tách biệt khỏi nền tảng mạng xã hội Facebook truyền thống. Ngoài ra, công ty quản lý và vận hành Instagram (một dịch vụ truyền thông xã hội khác) và WhatsApp (một dịch vụ nhắn tin tức thì). Ngoài ra, công ty đã mua lại Oculus VR, một công ty công nghệ thực tế ảo. Những sản phẩm này thu hút người dùng trên cơ sở bản chất xã hội, hiệu quả truyền thông và tiến bộ công nghệ. Tổng công ty sử dụng sự phổ biến của các dịch vụ truyền thông xã hội như một nền tảng cho dịch vụ quảng cáo hiển thị hình ảnh của mình. Dịch vụ quảng cáo hiển thị hình ảnh này trở nên hấp dẫn hơn khi trang web mạng xã hội đa quốc gia của công ty và các ứng dụng thu hút được nhiều người dùng hơn. Chính những “ưu ái” mà Facebook dành cho người dùng của mình, những tiện ích quảng cáo vượt trội đã biến sản phẩm Facebook trở thành hướng đi mũi nhọn trong chiến lược Marketing của Facebook.

Yếu tổ bảo mật được đặt lên hàng đầu

Có thể thấy bảo mật luôn là một vấn đề với các mạng xã hội truyền thông, Với số lượng người dùng khổng lồ, hơn thế nữa hãng còn đang nắm giữ hơn 800 triệu thông tin của người dùng. Facebook là một công ty “Made in USA” và dân Mỹ rất trọng yếu tố bảo mật thông, chính vì vậy bảo mật được Facebook đặt lên hàng đầu và được coi là triết lý trong các chiến dịch truyền thông Marketing của mình.

Sô lượng bài trung bình một ngày trên Facebook quý II năm 2018 (Nguồn: Axios)

Trong quý 2 năm 2018, 20.000 trang Facebook hàng đầu đã xuất bản trung bình 135 bài viết mỗi tháng, với số tiền chỉ hơn bốn bài mỗi ngày. Những con số này đủ nói lên mức độ và tần suất của khách hàng là rất lớn. Vụ kiện hồi đầu năm 2018 vừa rồi khiến Mark Zuckerberg phải hầu toà vì lộ thông tin người dùng, sự kiện này đã tốn không ít giấy mực truyền thông bởi một công ty lớn như Facebook lại có thể sơ hở như vậy. Thế nhưng sau cùng hãng vẫn được chứng minh là một thương hiệu có tình bảo mật cao bằng một loạt những chiến lược Marketing về sự thay đổi và gia tăng niềm tin cho người dùng.

Facebook mới đây giới thiệu thêm ứng dụng dành cho các cặp đôi có thể liên lạc trong thời điểm họ bị tách rời nhau do các hướng dẫn “giãn cách xã hội” trong đại dịch Covid-19.

2.2. Youtube

Những chiến dịch nổi bật

Choose a Different Ending

Chiến dịch đã giành được giải thưởng này đã có từ cách đây hai năm nhưng vẫn còn là một ví dụ tuyệt vời về các hiệu quả mang lại từ YouTube.

Sony Playstation – Mưa nặng hạt (Heavy Rain)

Một phiên bản mini của Playstation trên YouTube được phát hành và được nhận biết rất tốt. Trò chơi đã có tới hơn 250.000+ lượt chơi.

Hell Pizza – Đưa tôi tới địa ngục (Deliver me to hell)

Vì một số lý do, Pizza đã được nhắc đến khá nhiều lần ở Econsltancy, và trường hợp này cũng không phải là ngoại lệ. Đây là một tiếng vang lớn đối với phong cách quảng cáo kiểu chết chóc nhưng nếu bạn là người cẩn thận thì có lẽ nên bỏ qua video này.

Skittles – Chạm tới cầu vồng (Touch the rainbow)

Thương hiệu Skittles không còn lạ lẫm gì trong việc thử nghiệm các ý tưởng tiếp thị mới. Ý tưởng đơn giản (và hơi bất thường một chút) này đã mang lại cho họ hơn 3,7 triệu lượt xem.

Samsung – Đi theo bản năng (Follow your instinct)

Người khổng lồ trong ngành điện tử đã vận dụng một cách thông minh hành động “đưa ra quyết định” của người xem để quảng bá cho dòng điện thoại SamSung Instinct của mình.

Chiến dịch PR mùa dịch Covid- 19

YouTube thay đổi chính sách về những video liên quan tới COVID-19

Vừa qua, một số kênh YouTubetại Việt Nam cho biết khi đăng tải những video có nội dung hoặc tiêu đề liên quan tới dịch bệnh COVID-19, YouTube sẽ tắt hoặc hạn chế tính năng kiếm tiền của sản phẩm đó, những người sáng tạo nội dung trên YouTube thường gọi là video bị "vàng".

"Video bị vàng tức là video bị tắt kiếm tiền hoặc hoặc hạn chế tính năng kiếm tiền", YouTuber Phạm Văn Dũ giải thích.

Khánh Trần - một người hoạt động trong lĩnh vực mạng xã hội - cho biết: "YouTube tắt tính năng kiếm tiền của những video có nội dung và tiêu đề liên quan tới COVID- 19 sẽ dễ dẫn tới việc nhiều kênh YouTube hạn chế thông tin liên quan tới dịch bệnh này vì sợ ảnh hưởng tới sự phát triển của kênh... Sẽ tốt hơn nếu những kênh này được khuyến khích để tạo ra các sản phẩm có nội dung tuyên truyền, phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19".

Trả lời Tuổi Trẻ Online, đại diện YouTube cho biết: "Hiện nay, tình hình dịch virus corona được xem là một "sự kiện nhạy cảm". Chúng tôi soạn thảo chính sách về sự kiện nhạy cảm để áp dụng cho các sự kiện ngắn hạn có tầm ảnh hưởng lớn, chẳng hạn như thiên tai.

Vì tính chất diễn biến phức tạp của vấn đề này, nên chúng tôi sẽ bắt đầu bật quảng cáo cho nội dung nói về virus corona trên một số ít các kênh". Youtube cũng cho biết sẽ mở rộng ra nhiều kênh hơn trong thời gian tới.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, TS Đặng Hoàng Giang - tác giả cuốn sách Thiện, Ác và Smartphone - cho rằng: "Lúc đầu YouTube liệt chủ đề về virus corona vào các sự kiện nhạy cảm như là thảm sát, khủng bố, sóng thần... Các clip về các sự kiện nhạy cảm này không được kiếm tiền vì lý do đạo đức và các nhà quảng cáo cũng không muốn sản phẩm của mình đứng cạnh các hình ảnh máu me, bạo lực".

Tuy nhiên, ngày 16-3, YouTube thông báo sẽ thay đổi chính sách này: "Chúng tôi sẽ cho phép thêm nhiều người sáng tạo và tổ chức đưa tin có thể kiếm tiền từ nội dung nhắc đến hoặc bàn luận xoay quanh COVID-19. Khi thay đổi này có hiệu lực đối với kênh, người sáng tạo sẽ nhận được thông báo trong YouTube Studio".

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH PR CHO ỨNG DỤNG TIK TOK (Trang 34 -43 )

×