Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2.2.3.2. Khảo sát khả năng loại bỏ kim loại theo thời gian.
Cân 10 gam bùn thải vào cốc thủy tinh dung tích 100 mL. Sau đó cho axit H2SO4 1N sao cho cố định ở pH tối ưu đối với từng mẫu bùn. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều trong 5 phút, sau đó để yên trong các khoảng thời gian 20, 30, 40, 50, 60 phút. Rồi xác định sự thay đổi pH theo thời gian. Dùng giấy lọc tiến hành lọc. Mẫu sau khi lọc tiến hành xác định kim loại. Đánh giá các khả năng loại bỏ kim loại theo thời gian. Ghi nhận kết quả. Lập lại mẫu 2 lần để kiểm tra.
Xác định cellulose trong bùn thải giấy. 3.2.2.4. Tách liên kết lignin.
Cellulose được bảo vệ bởi lớp lignin dày đặc ngăn cản quá trình thủy phân của enzym.Vì vậy, đầu tiên cần xử lý sơ bộ phá vỡ liên kết lignin, để lộ cellulose và hemicellulose cho quá trình thủy phân của enzyme được thực hiện.
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5
Lượng bùn thải cho vào (gam) 10 10 10 10 10
Lượng axit H2SO4 cho vào (mL) 10 10 10 10 10
pH 4,0 4,0 4,0 4,0 4,0
Nồng độ axit cho vào (M) 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0
Thời gian (phút) 20 30 40 50 60
Tiến hành lọc qua giấy lọc Đánh giá xác định kim loại trong mẫu
Tuy nhiên, đối với bùn thải giấy liên kết này đã bị phá vỡ một phần trong quá trình xử lý hóa học (nấu và tẩy trắng) của quy trình sản xuất giấy, biến đổi lignin không hòa tan thành lignin hòa tan, do đó việc tách những liên kết còn lại cũng dễ dàng hơn. Nhóm đã tiến hành tách lignin sử dụng axit H2SO4 (1N).
Phương pháp này sử dụng H2SO4. Trong môi trường acid, lignin sẽ được tách ra khỏi hemicellulose và cellulose, đồng thời một phần lignin cũng bị hòa tan, nên cellulose trở nên hoạt động với enzyme cellulase. Biện pháp sử dụng axit tiền xử lý được sử dụng rộng rãi trong các quy trình sản xuất hiện nay (Taherzadeh and Karimi, 2007).