Giải pháp, kiến nghị các quy định của pháp luật về giá trị văn bản công chứng

Một phần của tài liệu VĂN bản CÔNG CHỨNG và GIÁ TRỊ PHÁP LÝ của văn bản CÔNG CHỨNG (Trang 28 - 32)

khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại, góp phần tăng cường trật tự, kỷ cương xã hội, phòng ngừa có hiệu quả các tranh chấp và vi phạm pháp luật trong giao lưu dân sự. Bên cạnh đó, trong quá trình xã hội hóa công chứng, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công chứng còn có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần khắc phục tâm lý thiếu tin tưởng của người dân, doanh nghiệp vào hệ thống công chứng ngoài nhà nước cũng như những văn bản công chứng do công chứng viên của các tổ chức này thực hiện.

2. Giải pháp, kiến nghị các quy định của pháp luật về giá trị văn bản côngchứng chứng

2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giá trị chứng cứ không phải chứng minh

Việc xác định chính xác về tính xác thực trong hoạt động công chứng không chỉ giúp cho chúng ta có thể hiểu được bản chất của hoạt động bổ trợ tư pháp này trong pháp luật của mỗi quốc gia, mà còn lý giải nội dung các quy định về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên và xác định chính xác giá trị pháp lý của văn bản công chứng cũng như những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động công chứng. Vì vậy việc quy định “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu” có thể dẫn đến cách hiểu chỉ trong trường hợp không bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu thì các tình tiết, sự kiện có trong văn bản công chứng mới được coi là không phải chứng minh. Trong thực tế không ít trường hợp khi giải quyết một tranh chấp có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng. Tòa án yêu cầu kiểm tra lại toàn bộ quá trình thực hiện công chứng của công chứng viên xem công chứng viên có thực hiện đúng trình tự, thủ tục và vận dụng đúng các quy định của pháp luật hay không... Để khắc phục tình trạng này, cần thiết phải sửa quy định tại Khoản 3, Điều 5 của Luật Công chứng năm 2014 theo hướng bỏ cụm từ “trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu”. Việc yêu cầu Tòa án xem xét lại văn bản công chứng cần được quy định theo hướng chỉ được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc công chứng hợp đồng, giao dịch không thực hiện đúng quy định của pháp luật, các thỏa

thuận trong hợp đồng, giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc một bên trong hợp đồng bị nhầm lẫn, lừa dối hoặc đe dọa. Theo đó, đối với văn bản công chứng những tình tiết, sự kiện trong văn bản này thì không phải chứng minh; đối với văn bản chứng thực thì chỉ những tình tiết, sự kiện được cơ quan có thẩm quyền chứng thực mới có giá trị này. Như vậy, quy định về những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh tại điểm c, Khoản 1, Điều 92 và Khoản 1, Điều 95 của Bộ luật Tố tụng dân sự cũng cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Đồng thời cần rà soát, đề xuất sửa đổi một số quy định của Bộ luật Dân sự để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Công chứng và Bộ luật Tố tụng dân sự về giá trị chứng cứ của văn bản công chứng trong mối quan hệ với văn bản tư chứng khác.

2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giá trị thi hành

Theo đó, trước hết cần sửa đổi quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Luật Công chứng năm 2014 theo hướng tái khẳng định “giá trị bắt buộc thực hiện” của văn bản công chứng, đồng thời bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về việc áp dụng cơ chế bảo đảm giá trị bắt buộc thực hiện của văn bản công chứng. Đối với tất cả các hợp đồng, giao dịch đã được công chứng nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thi hành hoặc cưỡng chế thi hành theo đúng các cam kết trong hợp đồng đã được công chứng. Phương án này có ưu điểm là sẽ bảo đảm giá trị bắt buộc thực hiện của văn bản công chứng một cách gần như tuyệt đối. Tuy nhiên để có được quy định như vậy đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ công chứng viên cũng như ý thức tuân thủ pháp luật của xã hội ở mức cao và một cơ chế bảo đảm thực hiện thực sự đồng bộ và hiệu quả.

Ví dụ: Ông A cho ông B vay số tiền là 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng) và hợp đồng vay có công chứng. Hết thời hạn vay nhưng ông B không thể trả nợ được cho ông A. Trường hợp này nếu ông A khởi kiện đòi ông B số tiền nêu trên thì Tòa án cũng chỉ phán quyết yêu cầu ông B trả ông A khoản tiền đã vay và phần lãi suất do chậm trả như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Trong trường hợp nếu một trong các bên tiếp tục không đồng ý với phán quyết của Tòa án thì có thể kháng nghị lên cấp xét xử cao hơn để xem xét vụ việc theo

thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm... và phán quyết cuối cùng của Tòa án cũng vẫn là yêu cầu các bên thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng đã được công chứng. Như vậy, một giao dịch nếu đã được công chứng và xác định rõ được các yếu tố về lỗi, nghĩa vụ cụ thể của các bên trong hợp đồng nhưng để thi hành được các quy định đó vẫn phải giải quyết bằng trình tự, thủ tục tố tụng là thực sự không cần thiết và chưa hợp lý với giá trị của văn bản công chứng.

KẾT LUẬN

Văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng thể hiện được vai trò của Nhà nước trong việc quản lý các giao dịch. Tuy nhiên, công chứng là một nghề đặc biệt có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các cá nhân, tổ chức cũng như của chủ thể khác tham gia vào giao dịch. Vì vậy việc đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản công chứng được xem là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng của các công chứng viên.

Sau khi tìm hiểu về thực trạng hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay, học viên rút ra được những kết luận về xác định lại khái niệm công chứng; làm rõ văn bản công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng từ đó đưa ra mô hình công chứng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và phù hợp với thông lệ quốc tế về công chứng. Xác định được chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hành nghề công chứng. Một trong những nội dung, định hướng lớn của việc nghiên cứu này chính là đưa ra những ý kiến đóng góp với mục đích nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về công chứng. Đồng thời, xác định chính xác được giá trị của văn bản công chứng, đảm bảo văn bản công chứng có hiệu lực thi hành giảm thiểu những gánh nặng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch, hợp đồng công chứng. Bên cạnh đó, để bảo đảm giá trị cốt lõi của các văn bản công chứng cần thiết phải đổi mới, đồng bộ các thiết chế về tổ chức và hoạt động công chứng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo là văn bản quy phạm pháp luật

[1] Luật Công chứng số 82/2006/QH 11 ngày 29/11/2006 [2] Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20/06/2014 [3] Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015

[4] Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25/11/2015 [5] Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013

[6] Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/06/2014 [7] Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014

[8] Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước

[9] Nghị định số 31/CP ngày 18/05/1996 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước

II. Tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, tạp chí

[1] Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 1, Nhà xuất bản Tư pháp [2] Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản Giáo dục

[3] Pháp luật công chứng những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp [4] Đặc san tuyên truyền pháp luật số 13 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ

III. Tài liệu tham khảo là những bài viết trên internet

[1]https://danluat.thuvienphapluat.vn/van-ban-cong-chung-co-gia-tri-phap-ly-nhu-t he-nao-166000.aspx [2]https://sotuphap.hochiminhcity.gov.vn/tai-lieu-pho-bien-giao-duc-phap-luat/-/as set_publisher/BBfWrcoQJ80o/content/%C4%91e-cuong-gioi-thieu-luat-cong-chun g-nam-2014 [3]https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/gia-tri-phap-ly-cua-van-ban-cong-chung-lua n-van-ths-luat-119160.html

Một phần của tài liệu VĂN bản CÔNG CHỨNG và GIÁ TRỊ PHÁP LÝ của văn bản CÔNG CHỨNG (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)