Nuôi dưỡng và chăm sóc

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Trên Đàn Gà Thịt Đông Tảo Tại Trại Chăn Nuôi Gia Cầm Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên​ (Trang 28)

Tùy theo giai đoạn phát triển, khả năng sản xuất cho sản phẩm của từng giống mà áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp.

Trước khi đưa gà vào nuôi 1 ngày chúng tôi tiến hành rải đệm (trấu) với độ dày 5 - 10 cm, các dụng cụ như: máng ăn, máng uống, bóng điện, chụp sưởi được chuẩn bị đầy đủ số lượng và đảm bảo kích cỡ cho từng giai đoạn phát triển của gà. Sử dụng quây gà bằng tấm cót có chiều cao 30 cm, chiều dài đủ để quây gà trong thời gian 3 tuần.

Sau khi gà con được chuyển về từ trại gà giống chúng tôi tiến hành cho gà con vào quây và cho gà uống nước đã chuẩn bị sẵn ngay. Nước uống cho gà phải sạch và pha B.complex + vitamin C + đường glucoza 5%. Để cho gà uống nước sau khoảng 1h thì bắt đầu cho gà ăn bằng khay ăn.

* Nước uống:

Nước uống với gà là không thể thiếu dù trong bất kỳ trường hợp nào. -Nước tuy không phải là nguồn cung cấp năng lượng, hay vật liệu xây dựng cơ thể, nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tất cả các chất cần thiết cho sự sống. Vì rằng tất cả các quá trình sống đều liên quan với nước. Mất 15% nước cơ thể con vật bị chết. Tất cả các quá trình tiêu hóa phụ thuộc vào sự có mặt của nước. Sự phân giải các chất dinh dưỡng là 1 quá trình hóa học của sự thủy phân. Các sản phẩm của sự phân giải chỉ được hấp thu vào thành ruột dưới dạng dung dịch. Do đó, nước trong cơ thể động vật vừa là dung môi và vừa là phương tiện vận chuyển. Ngoài ra sự có mặt hơi nước của cơ thể cũng tham gia vào quá trình điều hòa thân nhiệt

-Vì vậy trong quá trình thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chúng tôi luôn đảm bảo gà có nước sạch để uống.Vì chuồng nuôi sử dụng gallon, nên chúng tôi thay nước 3 lần một ngày. Làm vệ sinh galon uống 3 lần/ngày, để đảm bảo gà luôn đầy đủ nước uống cả ngày. Nhiệt độ của nước từ 15-250C. Buổi sáng từ 5 giờ sáng đảo thức ăn còn trong máng, kiểm tra nước trong galon. Cho gà uống thuốc: chia làm 2 lần: 8- 10 giờ cho uống vitamin, và 14 -16 giờ dùng thuốc. Trước khi dùng thuốc, ngắt nước khoảng 60 phút, pha thuốc vào xô sau đó mới đổ vào bình, nếu dùng vitamin không phải ngắt nước.

Bảng 4.3. Lịch dùng thuốc tăng sức đề kháng

Tuổi Loại thuốc Phòng bệnh Cách dùng

2 - 4 Koleridin Đường tiêu hóa, hô hấp 1 g/1,5 lít nước

10 - 12 Tylosin 98 % Đường hô hấp Pha nước uống 80 mg/kg P

22 - 24 Hancoc và Rigecoccin-ws

Cầu trùng Cho uống 1 g/1 - 2 lít nước

30 - 32 Hancoc và Rigecoccin-ws

Cầu trùng Cho uống 1 g/1-2 lít nước

37 - 39 Hancoc và Rigecoccin-ws

Cầu trùng Cho uống 1 g/1-2 lít nước

45 - 47 Neomycin + Tetracyclin

Đường tiêu hóa Neo: 25 mg/kg P Tetra: 20 mg/kg P * Thức ăn và cách cho ăn

- Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà của công ty Japfa. - Cách cho ăn:

Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, cụ thể là 3 lần/ngày: Lần 1 cho ăn vào buổi sáng, lần 2, 3 vào buổi chiều, chia đều lượng thức ăn trong ngày trên mỗi lần cho ăn, luôn đảm bảo thức ăn hết khoảng 30 phút mới đổ thức ăn vào để kích thích gà ăn. Trong quá trình nuôi dưỡng, chúng tôi thực hiện đúng nguyên tắc:

* Nhiệt độ và ánh sáng

Giai đoạn đầu phải đảm bảo nhiệt độ luôn ổn định cho gà con, nhiệt độ trong quây từ 31-330C, sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổi của gà và đến tuần thứ 3 nhiệt độ trong quây úm còn khoảng 26-290C.

Chế độ nhiệt luôn phải được đảm bảo, nếu không gà dễ bị nóng quá hoặc rét quá. Từ đó dễ nhiễm bệnh và làm cho tỷ lệ sống thấp. Trong quá trình nuôi dưỡng, chúng tôi thường xuyên theo dõi chế độ nhiệt và có sự điều chỉnh hợp lý. Nếu thấy gà tản ra xa chụp sưởi, gà há mồm xõa cánh, chân khô là gà bị nóng cần hạ nhiệt độ quây. Nếu thấy gà chụm vào nhau dưới bóng điện, không chịu ăn uống là gà bị rét thì cần giữ ấm cho gà. Còn thấy gà khỏe mạnh, chạy nhảy, nhanh nhẹn, ăn uống tốt đó là dấu hiệu cho biết nhiệt độ thích hợp, gà được ấm áp. Do vậy, chúng tôi thường xuyên theo dõi và khắc phục bằng cách điều chỉnh số lượng bóng và độ cao của bóng điện để đảm

bảo nhiệt độ úm cho gà. Còn trong những ngày nóng thì hạ bạt quanh chuồng nuôi và phải giảm nguồn nhiệt.

Ánh sáng:

Thời gian chiếu sáng luôn đảm bảo đủ để cho gà ăn cả ngày lẫn đêm.

Bảng 4.4. Thời gian và cường độ chiếu sáng

Thời gian Chế độ chiếu sáng Cường độ chiếu sáng (w/m2 nền chuồng)

1 – 3 tuần tuổi 4 – 5 tuần tuổi Sau 5 tuần tuổi

24 giờ/ngày đêm 23 giờ/ngày đêm 23 - 22 giờ/ ngày đêm

3,5 – 4 2 0,2 - 0,4 * Các công việc khác

Trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi cùng với các sinh viên thực tập khác trong trại thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, tẩy uế, máng ăn, máng uống. Trong thời gian nuôi gà toàn bộ sinh viên thực tập phải hạn chế đi lại tối đa, đặc biệt là không được qua lại giữa các chuồng nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Trước khi vào chuồng cho gà ăn phải đi qua hố sát trùng và thay quần áo lao động đã được giặt sạch, nhúng ủng qua nước sát trùng mới được vào chuồng.

- Thường xuyên kiểm tra gà, phát hiện, đánh dấu và xử lý những gà có vấn đề khác thường để tiếp tục theo dõi và xử lý kịp thời. Kiểm tra cá thể để loại bỏ những gà bị bệnh, sinh trưởng kém.

- Kiểm tra và sửa chữa lại máng ăn bị hỏng, thay rèm che, bóng điện hỏng. - Quét dọn kho để trấu và thức ăn, đi đóng trấu, đóng vôi, vận chuyển thức ăn.

Kết quả cụ thể được tổng hợp tại bảng 4.5:

Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

STT Công việc Số lượng Thực hiện được (số lần) Tỷ lệ (%)

(số lần)

1 Cho gà ăn hàng ngày 270 270 100

2 Quét dọn máng ăn 26 20 76,9

3 Vệ sinh máng uống 300 270 90

4 Kiểm tra đàn gà 90 90 100

5 Vệ sinh sát trùng hàng ngày 90 90 100 6 Quét và rắc vôi đường đi 18 17 94,44 7 Phun sát trùng định kỳ xung

quanh chuồng trại 42 42 100

Trong thời gian làm việc tại trại tôi luôn quan tâm và chú trọng trong việc cho gà ăn đầy đủ dinh dưỡng, phẩm chất, ăn đúng giờ. Một ngày được chia làm 3 lần cho ăn, sáng 1 lần và chiều là 2 lần đảm bảo đủ khẩu phần ăn. Tổng cộng tôi thực hiện được 270 lần cho ăn đạt tỷ lệ 100%. Tôi trực tiếp quét dọn máng ăn cho gà để đảm báo vệ sinh, cũng như hạn chế bệnh, kết quả đã thực hiện được 20 lần/26 lần, đạt tỷ lệ 76,9%. Nguyên nhân là do tại thời điểm vệ sinh máng, tôi được phân công tăng cường làm vắc xin tại chuồng gà đẻ, nên việc vệ sinh máng ăn trại cử công nhân đảm nhiệm. Vệ sinh máng uống 3 lần/ngày và tôi đã thực hiện được tổng cộng 270/300 lần đạt 90%. Hàng ngày tôi thực hiện đúng quy trình là kiểm tra toàn đàn gà 1 lần/ngày để kịp thời phát hiện và xử lý khi gà mắc bệnh.

Việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng và rắc vôi đường đi sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong thời gian thực tập tại trại tôi đã thực hiện được 90 lần vệ sinh sát trùng, đạt tỷ lệ 100%. 17/18 lần quét và rắc vôi bột đường đi, đạt tỷ lệ 94,44%. Lý do số lần quét và rắc vôi

đường đi không đạt được 100%, là do tôi được cử đi tham gia đóng vôi. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại được phun định kỳ 2 lần/tuần bằng thuốc sát trùng RTD- Iodine. Với tỷ lệ 1 lít RTD-Iodine pha trong 200 lít nước phun cho 2000m2, phun đều trên bề mặt chuồng trại và môi trường xung quanh và tôi thực hiện 42 lần đạt tỷ lệ 100%.

Khi trại có dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng hàng ngày và liều lượng cũng được tăng lên 1 lít RTD- Iodine pha trong 200 lít nước phun cho 1000m2, ngày 1-2 lần liên tục cho đến khi hết dịch. Qua đó, tôi đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

* Tỷ lệ nuôi sống

Tỷ lệ nuôi sống của gà là tính trạng di truyền số lượng nó đặc trưng cho từng cá thể, xác định bởi khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với môi trường. Mặt khác, tỷ lệ nuôi sống còn phụ thuộc vào thức ăn, chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc, quản lý…

Do vậy sử dụng khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của gà. Nếu thức ăn tốt sẽ làm tăng sức khỏe, tăng khả năng chống chịu bệnh tật của gà nên nâng cao được tỷ lệ nuôi sống.

Tỷ lệ nuôi sống có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất và giá thành sản phẩm.

Để xác định được tỷ lệ nuôi sống của lô gà khảo nghiệm, chúng tôi đã theo dõi số con còn sống hàng ngày và thu được kết quả như bảng 4.6:

Bảng 4.6. Tỷ lệ nuôi sống của gà khảo nghiệm qua các tuần tuổi

Tuần tuổi

Lô gà khảo nghiệm

Trong tuần Cộng dồn Sơ sinh 100,00 100,00 1 99,33 99,33 2 99,32 98,66 3 97,68 96,33 4 100,00 96,33 5 100,00 96,33 6 100,00 96,33 7 100,00 96,33 8 100,00 96,33 9 100,00 96,33 10 100,00 96,33

Số liệu bảng 4.6 cho thấy: Trong thời gian thí nghiệm từ 1 đến 10 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống lô gà khảo nghiệm đạt tỷ lệ cao chứng tỏ quy trình chăm sóc của chúng tôi là phù hợp. Tỷ lệ nuôi sống của gà tăng dần ở các tuần tuổi, giai đoạn từ 1 - 3 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống thấp do gà còn yếu, sức đề kháng với bệnh chưa cao nên tỷ lệ nuôi sống của gà thấp hơn đôi chút so với giai đoạn sau. Từ 4 đến 10 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống cao do chăm sóc tốt và tiêm phòng đầy đủ. Tại 10 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống gà đạt 96,33%.

* Kết quả về sinh trưởng của gà

Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của gà là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm, vì nó phản ánh sức sản xuất thịt của gia cầm. Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của gà, người ta thường căn cứ vào khối lượng cơ thể qua từng tuần tuổi. Trong chăn nuôi, sinh trưởng tích lũy càng cao thì rút ngắn được thời gian chăn nuôi, đồng thời giảm được chi phí thức ăn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: Khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của nó với môi trường.

Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy được xác định bằng chỉ tiêu khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi. Tuy nhiên, trong điều kiện của trang trại nên chúng tôi chỉ theo dõi đàn gà khi mới nhập và kết thúc khi xuất bán. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Sinh trưởng tích lũy của gà khảo nghiệm

Tuần tuổi

Lô gà khảo nghiệm

Cv (%)

Sơ sinh 38,5 ± 0,43 4,53

Số liệu bảng 4.7 cho thấy: Khối lượng cơ thể gà tăng dần qua các tuần tuổi. Điều đó chứng tỏ quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đối với đàn gà khảo nghiệm của chúng tôi là đạt tiêu chuẩn. Khối lượng của gà lúc 10 tuần tuổi, đạt 1706,45 g. Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả đã công bố của

Nguyễn Văn Đại và cs (2001) [1] ( chúng tôi chỉ quan tâm tới khối lượng lúc sơ sinh cho đến khi đạt 10 tuần tuổi thì khối lượng đạt được là bao nhiêu, có đạt với yêu cầu hay không chứ không quan tâm tới mỗi tuần sinh trưởng tích lũy của gà là bao nhiêu)

* Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn

Khả năng thu nhận thức ăn là lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày và phản ánh tình trạng sức khỏe đàn gà, chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất của con giống. Số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn liên quan với mức năng lượng và protein trong khẩu phần, từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm. Ngoài ra, lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: khí hậu, nhiệt độ, môi trường, tình trạng sức khỏe.

Kết quả về khối lượng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn của gà Đông Tảo được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.8. Khả năng sử dụng thức ăn

Tuần tuổi Lượng thức ăn tiêu thụ

FCR (kg thức ăn/kg tăng khối lượng) g/con/ngày (g/con/tuần) 1 8,03 56,21 - 2 13,34 93,38 - 3 20,43 143,01 - 4 26,96 188,72 - 5 35,56 248,92 -

6 46,53 325,71 - 7 55,87 391,09 - 8 64,45 451,15 - 9 71,66 508,74 - 10 78,05 526,40 3,46 Tổng 430,88 3016,16

Chúng tôi đã theo dõi và tính được lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của gà khảo nghiệm qua các tuần tuổi được thể hiện ở bảng 4.8.

Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm tăng dần theo tuần tuổi, giai đoạn sau tổng lượng thức ăn tiêu thụ của một gà sau khi kết thúc thời gian thí nghiệm là: 3016,16 g và tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 3,46 kg.

4.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên đàn gà tại cơ sở

Trong thời gian nuôi dưỡng chăm sóc, hàng ngày phải theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán, phát hiện bệnh và có những hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian thực tập tại cơ sở, tôi đã gặp và trực tiếp điều trị một số bệnh như sau:

- Bệnh bạch lỵ gà con

+ Nguyên nhân: do vi khuẩn gram âm Salmonella gallinarum

Salmonella pullrum gây ra.

+ Triệu chứng: gà con biểu hiện kém ăn, lông xù, ủ rũ, phân loãng màu trắng, có phân dính quanh hậu môn. Đối với gà thường ở thể mạn tính.

+ Điều trị: Getacostrim liều 1 g/lít nước uống liên tục 3 - 4 ngày. Ampicoli liều 1 g/lít nước uống liên tục 3 - 5 ngày kết hợp B.complex liều 1 g/3 lít nước.

- Bệnh viêm đường hô hấp cấp mạn tính ở gà (CRD, hen gà)

+ Nguyên nhân: Bệnh do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Các yếu tố tác động gây nên bệnh cho gà như: điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, dinh dưỡng kém, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh thú y (chật trội, ẩm thấp) làm cho gà giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh.

+ Triệu chứng: Gà có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi; thở khò khè, há mồm ra thở; xõa cánh, hay quét mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có tiếng rít rất điển hình (nghe rõ về đêm), gà kém ăn, gầy đi nhanh chóng.

+ Bệnh tích: Xác gà gầy, nhợt nhạt, khí quản có dịch, niêm mạc có chấm đỏ, phổi nhợt nhạt. Bệnh ghép với E.coli thấy xuất huyết dưới da, lách sưng, ruột xuất huyết.

+ Điều trị: Dùng Anti - CRD liều 2 g/lít nước uống liên tục 3 - 5 ngày.

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc, Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Bệnh Trên Đàn Gà Thịt Đông Tảo Tại Trại Chăn Nuôi Gia Cầm Khoa Chăn Nuôi Thú Y Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)