Tình hình mắc bệnh tiêu chảy của đàn bê

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Tiêu Chảy Cho Đàn Bê Tại Trang Trại Bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên​ (Trang 25 - 28)

Qua thời gian thực tập tôi nhận thấy: bê mắc hội chứng tiêu chảy tập trung chủ yếu ở giai đoạn từ sơ sinh tới 3 tháng tuổi. Nguyên nhân do bê con mới sinh ra chức năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh vì vậy khi thời tiết thay đổi dễ bị bệnh. Mặt khác do thời gian này thức ăn chủ yếu của bê là sữa, hệ vi sinh vật chưa phát triển, cấu tạo của dạ dày chưa hoàn thiện; nếu bê bú nhiều sữa quá nhiều hoặc bú sữa lạnh thì sẽ bị tiêu chảy. Vì vậy vấn đề cho bê uống sữa được trang trại rất quan tâm, sữa trước khi cho bê uống thường được đun ấm lên nhiệt độ thường 36 - 37 độ C. Trong thời gian này những bê tập ăn nhiều cám cũng dễ mắc bệnh với tỷ lệ cao.

Để biết được tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở bê nuôi tại trang trại tôi đã tiến hành điều tra, theo dõi một cách ngẫu nhiên đàn bê từ sơ sinh cho tới 12 tháng tuổi. Tổng đàn bê theo dõi là 81 con số con mắc bệnh là 18 con chiếm tới 8,4 % và thu được kết quả ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tỷ lệ bê mắc bệnh tiêu chảy tại trang trại từ tháng 12/2018 đến tháng 05/2019 Diễn giải Tháng Số con theo dõi Số con mắc bệnh Số con chết Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) 12/2018 15 2 13,33 0 0 01/2018 17 5 29,41 0 0 02/2019 13 3 23,07 0 0 03/2019 11 5 45,45 0 0 04/2019 10 1 10 0 0 05/2019 15 2 13,33 0 0 Tính chung 81 18 22,22 0 0

Tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy xảy ra ở tất cả các tháng theo dõi. Theo tôi, ở các tháng này thời tiết đang có sự giao mùa thời tiết thay đổi, nắng mưa nên cũng góp phần ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, vì vậy các ca bệnh về đường tiêu hóa vẫn xảy ra. Tỉ lệ bệnh ở các tháng 1, 3 chiếm tới > 4% và tháng 2 chiếm 2,43% tháng 12, 5 chiếm 1,62 % và tháng 4 chiếm tỉ lệ 0,81% tổng đàn bê theo dõi. Qua kết quả theo dõi tôi nhận thấy môi trường ngoại cảnh và phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ mắc bệnh. Trang trại nên quan tâm nhiều hơn tới vấn đề sau:

- Vệ sinh chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi. Bởi nếu chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, hệ thống quạt mát vào những hôm thời tiết thay đổi nắng nóng thì tỷ lệ bê mắc bệnh sẽ giảm.

-Sữa sau vắt xong nên cho bê uống ngay hoặc đun ấm, chỉ cho bê uống sữa ấm, cho tập ăn từ từ không nên cho ăn quá nhiều.

4.3.1. Thể trạng bê

Thể trạng gia súc được coi là yếu tố hàng đầu để phản ánh điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như tình trạng bệnh tật của gia súc. Con vật khỏe mạnh, nhanh nhẹn, năng suất sản xuất tốt được coi là có thể trạng tốt, biểu hiện ra bên ngoài là nhanh nhẹn, béo tốt, lông mượt, da căng, thích ăn, thích vận động… Trái lại, khi con vật mắc bệnh, thường biểu hiện ra bên ngoài với thể trạng gày yếu, lông xơ xác, mệt mỏi, lười vận động, giảm ăn hay bỏ ăn… đó là thể trạng xấu. Việc quan sát đánh giá thể trạng của gia súc giúp ta nắm được sơ bộ về tình trạng bệnh lý của con vật cũng như chẩn đoán được khả năng hồi phục của nó. Kết quả đánh giá thể trạng được tôi trình bày ở bảng 4.4.

Qua theo dõi tôi thấy: Ở bê khỏe hố mắt đầy, lông trơn, bóng mượt, thân hình béo khỏe. Khi bị tiêu chảy, hố mắt trũng, con vật mệt mỏi, gầy yếu, suy kiệt, lông khô, xơ xác, hậu môn dính bết phân.

Bảng 4.4. Thể trạng của bê tiêu chảy và bê khỏe

Chỉ tiêu Đối

tượng theo dõi

Con Tình trạng, lông, da Mắt Trạng thái cơ thể Bê khỏe mạnh 63 Lông trơn, bóng mượt Da đàn hồi tốt Bình thường Khỏe mạnh, nhanh nhẹn

Bê tiêu chảy 18

Lông khô, xơ xác Da đàn hồi kém Trũng sâu hoặc hơi trũng Gầy yếu, mệt mỏi

Ảnh 4.1. Bê mắc hội chứng tiêu chảy

Theo tôi, khi bê bị tiêu chảy, vi khuẩn đường ruột tác động vào hệ thống niêm mạc ruột, làm tổn thương niêm mạc ruột, đồng thời làm tăng nhiệt độ của cơ thể. Khi nhiệt độ của cơ thể tăng lên làm con vật kém ăn, hệ thống tiêu hóa bị tổn thương, khiến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng giảm. Mặt khác, do ỉa chảy, cơ thể bị mất nước quá nhiều qua phân, vì vậy cơ thể ở trạng thái nhiễm toan, cho nên con vật biểu hiện kém ăn, mệt mỏi, trọng lượng cơ thể giảm, con vật gày yếu,…Ngoài ra, khi con vật kém ăn thì lượng nước cung cấp từ ngoài vào qua hệ thống thức ăn giảm, làm cho tình trạng thiếu nước của cơ thể càng trở nên trầm trọng và bệnh càng trở nên nặng thêm.

Từ kết quả theo dõi thể trạng của bê khỏe và bê tiêu chảy 4.4, tôi thấy: khi bê bị tiêu chảy cơ thể mất nước và chất điện giải. Do vậy, trong quá trình điều trị bệnh ngoài việc dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn bội nhiễm, cần bổ sung thêm nước và chất điện giải thì con vật có khả năng khỏi bệnh cao và hồi phục nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Thực Hiện Quy Trình Chăm Sóc Nuôi Dưỡng Và Phòng Trị Tiêu Chảy Cho Đàn Bê Tại Trang Trại Bò Điềm Thụy, Phú Bình, Thái Nguyên​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)