Để nghiên cứu khả năng hấp phụ Zn của tro xỉ lò đốt rác thải sinh hoạt, đất tại bãi thải cũ ở mỏ chì kẽm làng Hích được lấy với khối lượng lớn (5 kg) ở độ sâu tới 20cm và vận chuyển về phòng thí nghiệm. Sau đó, khối lượng đất này được phơi khô trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm trong 1 tuần để mất hết nước và không làm thay đổi tính chất. Sau khi phơi khô, đất được giã và rây qua rây 1mm. Sau đó đất này được sử dụng cho thí nghiệm với 9 công thức thí nghiệm 3 lần nhắc lại, thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên:
Bảng 3.1. Công thức thí nghiệm
TT Công thức
thí nghiệm Mô tả
1 ĐC 100% đất
2 B5 5% Tro biến tính bằng axit H2SO4 + 95% đất 3 B10 10% Tro biến tính bằng axit H2SO4 + 90% đất 4 B15 15% Tro biến tính bằng axit H2SO4 + 85% đất 5 B20 20% Tro biến tính bằng axit H2SO4 + 80% đất 6 T5 5% Tro thường + 95% đất
7 T10 10% Tro thường + 90% đất 8 T15 15% Tro thường + 85% đất 9 T20 20% Tro thường + 80% đất
23
* Các bước tiến hành thí nghiệm như sau:
Bước 1: Trộn VLHP với đất; có 2 VLHP (1 biến tính, 1 thường)
Cân 40g đất ô nhiễm Pb, Zn trộn lần lượt với 2 VLHP với tỉ lệ 0%, 5%, 10%, 15%, 20% (cân tương ứng tỷ lệ: 0g, 2g, 4g, 6g, 8g trên cân kĩ thuật) với số lần lặp cho từng tỉ lệ là 3 lần, đựng vào túi nilon đã ghi nhãn.
Bước 2: Ủ hỗn hợp VLHP với đất
Trộn đều hỗn hợp mới cân với nước cất 2 lần để đưa hỗn hợp thí nghiệm về độ trữ ẩm bão hòa. Rồi tiến hành ủ các thí nghiệm trong khoảng thời gian 1h, 2h, 4h, 8h.
Bước 3: Triết dung dịch
Cân 2 g đất cho vào cốc hoặc bình thủy tinh, sau đó hút chính xác 50 mL dung dịch 1M NH4OAc đã pha ở pH = 7 vào bình chứa đất và để 2 giờ ở nhiệt độ phòng.
Sau 2 giờ lọc lấy dung dịch để mang đi đo hàm lượng Zn di động.
* Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
Đề tài tiến hành theo dõi khả năng cố định Zn di động trong đất của 2 loại vật liệu hấp phụ