VIII. CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG, NHỮNG SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG KHI THI CÔNG CỘT, DẦM, SÀN CÔNG TRÌNH
b. Cách khắc phục:
Thuê kỹ sư xây dựng thiết kế kết cấu bê tông cốt thép theo đúng mục đích xây dựng của gia đình và tuân thủ theo đúng thiết kế.
Bạn cũng có thể chọn nhà thầu thi công phần kết cấu riêng, phần hoàn thiện riêng dựa vào điểm mạnh của từng nhà thầu.
Không tự ý thay đổi quy mô công trình hay phần kết cấu như nâng thêm tầng, thay đổi kết cấu bê tông cốt thép khi chưa được sự đồng ý của kỹ sư xây dựng.
Bạn nên hỏi bạn bè có kinh nghiệm trong thiết kế và xây dựng tư vấn lựa chọn nhà thầu (Tuy nhiên, người có chuyên môn trong lĩnh vực mà bạn nhờ cậy phải biết đánh giá chất lượng thi công phần kết cấu và kiến trúc của từng ngôi nhà ở các công trình trước).
Không dùng cây chống bằng gỗ như một số nhà thầu đang dùng hiện nay, vì kích thước cây chống nhỏ, hay cong vênh nên dễ chịu ảnh hưởng của thời tiết (khiến sàn hay bị sập, võng). Nên sự dụng cây chống sắt thay cho cây chống bằng gỗ.
Các cấu kiện bê tông như cột, dầm, sàn có hiện tượng nứt: a. Nguyên nhân:
Tận dụng Bê tông có cường độ chịu né cao (lớn hơn 300kg/cm2) nên dễ sảy ra hiện tượng nứt nhà.
Dùng lượng hóa chất đông cứng nhanh, vượt quá quy định cho phép dẫn tới thời gian tháo cốt pha nhanh (thời gian tháo cốp pha càng nhanh thì khả năng nứt sàn càng cao).
Đổ bê tông lúc nhiệt độ ngoài trời cao.
Hoạt động bảo dưỡng sau khi đổ bê tông kém.
b. Cách khắc phục:
Không dùng loại bê tông có cường độ chịu nén quá cao trong các công trình tư nhân (chỉ nên sử dụng loại 200kg/cm2)
Hạn chế sử dụng hóa chất đông cứng bê tông nhanh, rất có hại cho công trình
Tốt nhất nên đổ bê tông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bê tông mới đông cứng