CHƯƠNG 7– KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Optical Transmitters (Trang 36 - 37)

Tạo tín hiệu quang từ tín hiệu điện đồng thời mã hóa thông tin được truyền trên ánh sáng mà bộ phát quang tạo ra là công việc của bộ phát quang. Nó gồm có ba thành phần chính là nguồn sáng, bộ điều biến quang và bộ ghép nối với sợi quang. Trong bộ phát quang, nguồn sáng là thành phần đóng vai trò chủ chốt, hai loại nguồn sáng thường được sử dụng là LED và laser bán dẫn (hay Diode Laser). Bộ điều biến chuyển tín hiệu điện thành dạng quang bằng việc điều biến sóng mang quang và bộ ghép nối có nhiệm vụ hội tụ tín hiệu quang đầu ra vào trong sợi quang sao cho hiệu suất ghép cao nhất. Ngoài ra, còn có một mạch điều khiển giúp cung cấp dòng điện cho nguồn quang.

Đặc tính LED Laser

Công suất đầu ra Thấp Cao

Độ rộng phổ Rộng Hẹp

Khẩu độ số Lớn Nhỏ

Tốc độ Chậm Nhanh

Giá thành Thấp Cao

Ảnh hưởng nhiệt độ Ít Nhiều

Ứng dụng Tốc độ thấp, truyền dẫn gần Tốc độ cao, truyền dẫn xa

Bảng 7.1 So sánh LED và laser bán dẫn

Từ bảng 4.1 ta có thể thấy đối với khoảng cách truyền dẫn xa và truyền tốc độ dữ liệu cao, laser bán dẫn có lợi thế hơn hẳn LED do đặc tính độ rộng phổ hẹp, tốc độ cao. Tuy nhiên nó lại nhạy cảm hơn với các biến đổi nhiệt độ cũng như giá thành cao, không phù hợp đối với các hệ thống chỉ có yêu cầu truyền dẫn gần và tốc độ thấp. Đối với các hệ thống này thì LED lại là sự lựa chọn tối ưu hơn, giúp tiết kiệm được chi phí. Tóm lại, mỗi nguồn sáng đều có ưu nhược điểm riêng và tùy vào đặc tính của nó mà người ta có những mục đích sử dụng khác nhau.

Một phần của tài liệu Optical Transmitters (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w