NHÂN-TẬP THỂ
Để tránh suy đoán chủ quan khi nói về nguồn gốc của sự khác nhau giữa hai nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa và tập thể chủ nghĩa, cần có thêm các số liệu thống kê về địa lý, kinh tế, lịch sử.
Giới nhân học nhận thấy từ thời nguyên thủy đến xã hội hiện đại, gia đình đã có sự thay đổi. Những người săn bắn hái lượm sống trong gia đình hạt nhân hay những nhóm nhỏ, đến giai đoạn nông nghiệp, lại sống trong gia đình mở rộng, tập trung thành làng xóm. Khi những nông dân di cư vào các thành phố lớn, quy mô của gia đình hạt nhân thu hẹp lại và gia đình điển hình ở đô thị lại quay lại gia đình hạt nhân. Ngày nay, trong phần lớn các nước chỉ có hai tiểu văn hóa là văn hóa nông nghiệp và văn hóa đô thị. Hiển nhiên, nền văn hóa nông nghiệp tương ứng với văn hóa của chủ nghĩa tập thể, còn văn hóa đô thị ứng với văn hóa chủ nghĩa cá nhân. Hiện đại hóa phù hợp với cá nhân hóa. Những nước giàu có hơn thường là nơi có chủ nghĩa cá nhân phát triển. Riêng các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore là nơi có nền công nghiệp phát triển lại có chủ nghĩa tập thể rất mạnh.
Tuy nhiên, quá trình cá nhân hóa ở chính các nước ngoại lệ nói trên là không tránh khỏi. Ví dụ, khi kinh tế phát triển, những ngôi nhà nông thôn nơi các thành viên gia đình ngủ chung tất được thay bằng các căn hộ chia thành nhiều phòng ngủ riêng biệt cho các cá nhân…
Nhân tố địa lý cũng có ảnh hưởng đến quá trình hình thành con người cá nhân. Theo Geert Hofstede, ở các quốc gia có khí hậu lạnh giá, để sống còn, con người phải rèn luyện khả năng chống chọi để bảo vệ mình. Hoàn cảnh sống thúc đẩy người ta giáo dục trẻ em độc lập đối với những người khác.
Quy mô dân số cũng liên quan đến con người tập thể. Các nước nghèo có xu hướng sinh nhiều con để cha mẹ đến tuổi già được các con giúp đỡ. Trẻ em sinh trong những gia đình đông con tất theo đuổi giá trị của chủ nghĩa tập thể hơn là giá trị cá nhân.
V. TƯƠNG LAI CỦA CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN VÀ CHỦ NGHĨA TẬP THỂ TẬP THỂ
Nguồn gốc lâu đời của văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân hay cá nhân tập thể sẽ còn được bảo lưu trong thời gian dài.
Nhưng mối quan hệ giữa chủ nghĩa cá nhân và sự phồn vinh kinh tế là sự thực hiển nhiên. Các nước đạt được sự phát triển kinh tế đang chuyển mình hướng về lựa chọn chủ nghĩa cá nhân.
Một số nước Đông Á phát triển về kinh tế vẫn bảo lưu nhiều yếu tố của chủ nghĩa tập thể trong gia đình, nhà trường, công sở. Một số nước Tây Âu có chủ nghĩa cá nhân cao nhưng quan hệ giữa cá nhân với nhóm ở mỗi nước vẫn khác nhau, chưa thể nói đến sự hội tụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách ‘CULTURES AND ORGANIZATIONS SOFTWARE OF THE MIND’ – Copyright 2010 by Geert Hofstede