KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2010 - 2019 (Trang 31 - 33)

b. Thách thức

KINH TẾ VIỆT NAM

3.1 Nâng cao năng suất lao động

Một là, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo điều kiện và môi trường kinh

doanh thuận lợi nhất cho DN.

Hai là, đổi mới vai trò, chức năng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ

trên tinh thần Chính phủ kiến tạo, trong đó, nhấn mạnh vai trò kiến tạo để tăng năng suất, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, giúp nền kinh tế vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Ba là, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực do Nhà

nước phân bổ hoặc tham gia phân bổ như đầu tư công, đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước.

Bốn là, tăng năng suất nội ngành, nâng cấp chuỗi giá trị trong phát triển ngành đối

với cả 3 ngành, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, từ đó thúc đẩy năng suất nội ngành.

Sáu là, khuyến khích cộng đồng DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa đổi mới, sáng

tạo, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu từ các hoạt động có giá trị gia tăng thấp sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao bằng cách tăng cường nguồn vốn con người và tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát ''triển; Khuyến khích DN đầu tư cho khoa học và công nghệ là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm…

3.2 Thu hút vốn nước ngoài

Việt Nam nên ưu tiên thu hút vốn FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ thông tin và viễn thông, …Xác định việc thu hút FDI vừa là thời cơ, vừa là thách thức, từ đó xây dựng mối quan hệ hợp tác, đôi bên cùng có lợi. Góp phần nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực cạnh tranh quốc gia, DN và sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam. Đồng thời, cần tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và khu vực trong nước để tăng tỷ lệ “nội địa hóa”, giá trị cho các sản phẩm tạo ra. Qua đó, mở rộng xuất khẩu, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng Cách mạng công nghiệp 4.0.

3.3 Phát triển thị trường lao động

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, trước mắt thị trường lao động Việt Nam cần tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và thị trường. Chú trọng hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên; Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, thí điểm đặt hàng hợp đồng với trung tâm dich vụ việc làm và các tổ chức, đơn vị có liên quan khác như: Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam (VCCI), Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam… để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện dự án, trong đó: Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực

cho cán bộ quản lý nhà nước về việc làm; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng khung chương trình và tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tư vấn viên của trung tâm dịch vụ việc làm; Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lao động, việc làm, nhất là cho lao động nông thôn, lao động di cư và các đối tượng lao động đặc thù...

3.4 Tăng tốc độ tăng trưởng

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Phát triển hài hoà, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội cùng với phát triển kinh tế

3.5 Vốn xã hội

Vốn đầu tư xã hội là một yếu tố rát quan trọng trong góp phần tăng trưởng nền kinh tế. hiện nay mức đầu tư xã hội của Việt Nam đang giữ vững ở mức ổn đinh và cần được chú trọng nhiều hơn trong nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2010 - 2019 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w