6.1. Thương mại quốc tế
* Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: Chính phủ Singapore rất chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.
Singapore thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh châu Á rất cần phát triển cơ sở hạ tầng để duy trì tốc độ tăng trưởng của vùng ở mức 6,3%/năm trong giai đoạn từ 2018 – 2023.
Theo kế hoạch, nhiều cơ sở hạ tầng tại Singapore liên quan đến giao thông, công nghiệp hay lưu trữ sẽ được chuyển xuống lòng đất để có thêm không gian phục vụ người dân. Chính phủ nước này cũng dự định dùng công nghệ 3D để quy hoạch cho những không gian được giải phóng mặt bằng này.
Ngoài ra, giới quy hoạch Singapore dự định giới thiệu những mô hình nhà ở mới nơi cư dân có thể mua sắm, ăn uống và kết nối các thành viên tại cùng một địa điểm dễ dàng hơn. Kết nối giao thông tại các khu vực quan trọng ở phía đông, tây và bắc đảo quốc Sư tử cũng sẽ được chú trọng.
- Hệ thống giao thông rất phát triển cả về đường thủy, đường bộ và đường hàng không. Chất lượng đường bộ của đảo quốc này đước đánh giá vào loại tốt nhất thế giới.
- Bưu chính viễn thông: Singapore là một trong những quốc gia có mức kết nối nhiều nhất thế giới. Đường dây điện thoại cố định của singapore vượt quá con số 1.9 triệu với tỷ lệ truy cập vào khoảng 48.5%.
- Hệ thống trường học , bệnh viện phát triển, có nhiều trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống bệnh viện được trang bị thiết bị hiện đại....
* Áp dụng chính sách hỗ trợ tín dụng và hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa
- Vai trò của chính sách: Trong thương mại quốc tế của bất kỳ quốc gia nào, vốn luôn là nhân tố quan trọng quyết định quy mô sản xuất và mức độ sản xuất của một doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ tín dụng có vai trò lớn đối với các DN, không chỉ với các DN nhỏ mà còn đối với các DN lớn có đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, trong quá trình phân phối luôn có nhiều rủi ro, chính sách hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa giúp cho các nhà sản xuất yên tâm hơn về hàng hóa mình sản xuất ra, từ đó họ có thể mở rộng sản xuất, tăng cường các hoạt động TMQT... - Biện pháp thực hiện:
+ Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp Singapore 50% phí bảo hiểm rủi ro lỗi thanh toán( không hoặc chậm thanh toán) từ phía các khách hàng nước ngoài đối
với các khoản tín dụng được cấp cho doanh nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá 100.000 SG/ doanh nghiệp đủ điều kiện.
+ Chương trình hỗ trợ xuất khẩu thông qua phí bảo hiểm tín dụng sẽ hỗ trợ cho khoảng 1000 doanh nghiệp trong các giao dịch với tổng trị giá khoảng 4 tỷ SGD.
* Thực hiện tự do hóa thương mại thông qua cắt giảm thuế quan
Singapore tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức thương mại đa phương hay khu vực như Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Tổ chức hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC),...
Chính sách cắt giảm thuế quan được Singapore thực hiện đúng với lộ trình đã quy định của tổ chức mà Singapore tham gia. Hiện nay, Singapore được coi là thị trường tự do nhất khu vực Đông Nam Á, đồng thời Singapore còn thị trường xuất nhập khẩu hoàn toàn tự do, với 96% hàng hóa nhập khẩu không có thuế.
6.2. Đầu tư quốc tế
Trong khi nhiều nước ASEAN có thế mạnh về tài nguyên và con người… nhưng vẫn luẩn quẩn trong vòng thu nhập trung bình, thì Singapore lại có những bước phát triển thần kỳ, dù khi mới trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959, nước này có xuất phát điểm thấp, với nguồn tài nguyên gần như ở con số 0. Năm 2012, Theo Cục Thống kê Singapore, GDP bình quân đầu người của nước này đạt 65.048 Đô la Singapore. Có được điều này một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốn FDI quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo.
Điều gì đã giúp Singapore thực hiện hiệu quả chính sách thu hút FDI và khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn đây là điểm đến hấp dẫn để họ đầu tư, kinh doanh thu lợi nhuận? Nhìn lại những chính sách mà Singapore đã thực hiện để thu hút FDI, có thể rút ra một số bí quyết sau:
+ Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung
vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút FDI vào các ngành thích hợp. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở điểm xuất phát thấp, Singapore chủ trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất khẩu, như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông… Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp điện tử và một số công nghệ tiên tiến khác, hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành, như: sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ…
Để khai thác ưu thế về vị trí địa lý, cũng như khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, thu hút FDI còn hướng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tư quốc tế.
+ Thứ hai, Chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn
định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã công khai khẳng định, không quốc hữu hoá các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, Singapore cũng rất chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất.
+ Thứ ba, Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích
các nhà tư bản nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư. Singapore áp dụng chính sách ưu đãi rất đặc biệt, đó là: Khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự do chuyển lợi nhuận về nước; Nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền về nhập cảnh và nhập quốc tịch); Nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại Singapore từ 250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được hưởng quyền công dân Singapore.
Singapore “mạnh tay” chi tiền cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Chính phủ
nước này cam kết sẽ chi 19 tỷ SGD (khoảng 13,5 tỷ USD) cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ từ nay cho đến năm 2020. Khoản ngân sách kỷ lục này sẽ được tập trung vào bốn lĩnh vực công nghệ cốt lõi mà Singapore có lợi thế cạnh tranh hoặc đáp ứng nhu cầu quốc gia.
Phát biểu tại buổi công bố khoản ngân sách này ngày 8/1/2016, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh rằng việc quyết định chi mạnh cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ, phát triển doanh nghiệp sáng tạo là bởi đây chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo tương lai của Singapore, hỗ trợ người lao động trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, môi trường sống tốt hơn cho người dân
Singapore. Theo đó, bốn lĩnh vực sẽ được tập trung ưu tiên phát triển đó là sản xuất và kỹ thuật tiên tiến; sức khỏe và y sinh học; dịch vụ và nền kinh tế kỹ thuật số; các giải pháp đô thị bền vững.
Nguồn tài trợ này sẽ trải dài trong 5 năm, từ 2016-2020. Cụ thể, sức khỏe và y sinh học là lĩnh vực nhận được số tiền tài trợ lớn nhất, 4 tỷ SGD, chiếm 21%; sản xuất tiên tiến và kỹ thuật, 3,3 tỷ SGD; các giải pháp đô thị và phát triển bền vững, 900 triệu SGD; dịch vụ và nền kinh tế kỹ thuật số, 400 triệu SGD.
6.4. Tỷ giá hối đoái
Trong tháng 4/2018, MAS thắt chặt chính sách lần đầu tiên trong 6 năm bằng việc nới biên độ giao dịch tỷ giá để cho phép đồng tiền tăng giá. Theo định hướng chính sách hiện tại, đồng đôla Singapore sẽ tăng giá dần dần. Động thái chính sách mới nhất được đưa ra ở thời điểm kinh tế Singapore tăng trưởng chậm lại. Số liệu GDP quý 3/2018 công bố lần đầu trong ngày thứ Sáu cho thấy kinh tế Singapore tăng trưởng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng trưởng 4,1% của quý 2/2018.
Singapore thắt chặt chính sách tiền tệ: Lạm phát lõi tại Singapore trong tháng 7 và tháng 8/2018 chạm mức 1,9%, mức cao nhất trong 4 năm. Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giúp ngăn lạm phát tăng quá cao. Ngân hàng Trung ương
Singapore công bố thắt chặt chính sách tiền tệ trong ngày thứ Sáu bất chấp một số bất ổn kinh tế. Như vậy, Singapore đã tiếp bước Indonesia và Philippines trong việc nâng lãi suất để hỗ trợ cho đồng nội tệ. Thay cho việc dựa vào lãi suất, Ngân hàng Trung ương Singapore sử dụng tỷ giá hối đoái để điều chỉnh chính sách tiền tệ, theo đó đồng đôla Singapore được quản lý trong một giỏ tiền tệ của các đối tác thương mại lớn.
Căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh nhiều khả năng sẽ tác động nhiều hơn đến kinh tế toàn cầu trong những tháng tới và tiềm ẩn khả năng gây ra bất ổn trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, MAS buộc phải thắt chặt chính sách bởi Mỹ nâng lãi suất và lạm phát tại Mỹ tăng. Khi mà Fed tiếp tục nâng lãi suất, đồng đôla Singapore đã mất giá khoảng 5% so với đồng USD trong khoảng 6 tháng gần đây, giới chuyên gia kinh tế dự báo đồng USD sẽ mất giá thêm.Lạm phát lõi tại Singapore trong tháng 7 và tháng 8/2018 chạm mức 1,9%, mức cao nhất trong 4 năm. Chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ giúp ngăn lạm phát tăng quá cao bởi Singapore nhập khẩu nhiều hàng hóa tiêu dùng.