Những vấn đề môi trường trên địa bàn Campuchia đã và đang diễn biến khá phức tạp sau chiến tranh nội bộ kéo dài hơn hai thập kỷ qua vẫn còn ảnh hưởng, đó là những vấn đề được các nhà kinh doanh du lịch hết sức quan tâm.
1. Môi trường tự nhiên
Cuộc chiến đã đi qua, những hậu quả của chiến tranh đã để lại cho người dân rất nhiều đau thương, các khu vực di tích lịch sử, khu vực rừng núi và các vùng lân cận trước đây bị tàn phá hết sức nặng nề, cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn khắc phục.
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, tiếng ồn của máy phát điện lực và xí nghiệp ở một số khu vực nội thành rất nghiêm trọng. Cho đến nay, không có một sự nghiên cứu nào về ô nhiễm môi trường tại Campuchia mặc dầu mức độ ô nhiễm môi trường đang gia tăng rõ rệt, đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường nước và không khí mà kết quả từ việc gia tăng số lượng lưu thông bằng xe cộ, những hoạt động về thương mại và nước thải công nghiệp, xí nghiệp; và hơn nữa phải quan tâm đến vấn đề tàn phá rừng để khai thác gỗ và làm rẫy. Rõ ràng chính phủ Campuchia cần xác định rõ vấn đề ô nhiễm không khí, nước và sự khai thác rừng trái pháp luật hay những tình huống làm hư hại thêm bằng cách hợp tác với NGOs đang có mặt tại ở Campuchia. Đặc biệt với chương trình phát triển sông Mekong (MRC), Global Wenes, UNDP, CARERE, CMAC....
Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong ngành du lịch cũng đã góp phần làm ô nhiễm nước và không khí tại Campuchia. Ví dụ ở thành phố Phnom Penh bởi vì chi phí điện quốc gia cao nên nhiều khách sạn chạy máy phát điện cả ngày lẫn đêm. Những máy phát điện này gây ra cả ô nhiễm về không khí lẫn tiếng ồn tác động tiêu cực đến các gia đình xung quanh. Phần lớn những khách sạn cũng không có hệ thống xử lý chất thải và sự tác động của việc ô nhiễm này phải được đánh thuế. Cũng có một sự thiếu quan tâm chung mà phải trả giá cho việc xuống cấp môi trường ở bên ngoài Phnom Penh. Nhiều khu du lịch ở Campuchia, ngay cả ở Siem Reap cũng thiếu những thùng rác và nhà vệ sinh công cộng, và những cơ sỡ vật chất khác cho khách du lịch. Theo kết quả của khách du lịch đang gia tăng, dòng sông nhỏ ở tỉnh Siem Reap hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề với những bao nhựa, chai lọ, rác và nước thải từ những khách sạn, nhà khách và nhà hàng gần đó.
2. Môi trường xã hội
Từ năm 1998, công nghiệp du lịch Campuchia đã đang tăng trưởng ở tỷ lệ gây ấn tượng. Trong khi công nghiệp nổi lên, mức gia tăng tệ nạn xã hội như ăn xin, cướp giật, bán hàng rong. Đặc biệt việc bắt cóc tống tiền, cướp bằng vũ khí và mãi dâm; mãi dâm trẻ em cũng đang trở thành sự nguy hiểm liên quan tại Campuchia. Sự hiện lên của mãi dâm trẻ em trong quốc gia đã trở thành sự hấp dẫn cho một số khách du lịch nước ngoài, dù bắt giữ thỉnh thoảng của sự lôi kéo khách du lịch trong việc lợi dụng tình dục trẻ em hay nói chuyện hình tượng khiêu dâm. Vấn đề xuất hiện giống nhau tại Thái Lan và Philippin, nhưng hiện nay tiếng xấu này của ngành công nghiệp mến khách đang làm suy tàn các quốc gia này. Khi những quốc gia như Thái Lan và Philippin thực hiện hoạt động trong việc giảm bớt du lịch sex, khách du lịch đi tìm sex chỉ là du lịch thay vào cho các quốc gia phát triển chậm và nghèo. Campuchia hiện tại đang trở thành mục tiêu sex của những khách du lịch.
Vào tháng Giêng năm 2000, Bộ Du Lịch bắt đầu làm nghiên cứu, Hội đồng quốc gia Campuchia để trẻ em và World Vision-Cambodia đã khảo sát vấn đề của du lịch liên kết với lợi dụng trẻ em để tình dục. Đầy là tiêu điểm về 3 trọng điểm của khách du lịch tại Campuchia là Phnom Penh, Sihanoukville và Siem Reap. Báo cáo này cho thấy rằng 22% của khách du lịch nước ngoài đến Campuchia để sex. Hơn nữa, 20 trong 22 người điều hành tour được phỏng vấn đã cho biết rằng mãi dâm trẻ em tại
Campuchia đã đang tăng. Vấn đề này đã xuất hiện trong cuộc nghiên cứu này, đó là thành phần khách du lịch nam giới đến Campuchia để tìm kiếm du lịch sex đối với các trẻ em nữ đã gia tăng.
Vì sự nghèo đói rất nhiều trẻ em gái tại Campuchia rất dễ sa vào các hoạt động mua bán tình dục với du khách. Lần lần các em trở thành những gái mãi dâm chuyên nghiệp, các em bị lợi dụng, bắt buộc và nguy cơ gia tăng việc lây nhiễm các căn bệnh qua đường tình dục, trong đó có cả HIV/AIDS. Mức nghèo khổ cao, liên quan tới những đổ vỡ trong gia đình thường dẫn các em gái nhỏ rời vào thảm cảnh này. Sự đánh giá 1/3 gái mãi dâm trong quốc gia là trẻ em, hầu hết giữa tuổi 12 và 17, đa số đều là trẻ (Los Angeles Times, 12 December 2000). Tai tiếng công nghiệp này trưởng thành rất nhanh tại Campuchia trong hai năm qua, trong khi các quốc gia khác, tình hình mãi dâm trẻ em đã đang giảm xuống.
Thêm vào thủ đô Phnom Penh, tại tỉnh Siem Reap đã tăng lên sự lợi dụng mãi dâm trẻ em, đặc biệt sau khi chính sách “mở rộng bầu trời” đã được giới thiệu. Theo lịch sử những người cư trú ở Siem Reap là những người nông dân và ngư dân đang sinh sống, nhưng sau đó tỉnh này trở thành nơi của những người du lịch hàng không nước ngoài vào năm 1999, những điều kiện bắt đầu thay đổi. Dân cư địa phương hiện nay cho thuê nhà và nhà tranh để đáp ứng dòng khách du lịch đang gia tăng, là những người bị lôi cuốn bởi đền thờ trong ban ngày và đèn màu vũ trường và Karaoke ban đêm. Những phòng khách Karaoke chứa đầy những phụ nữ trẻ xinh đẹp ở phía sau những vật ngăn bằng kính với mã số riêng đeo trước ngực để những vị khách có thể lựa chọn người mà họ thích. Hầu hết những người phụ nữ này làm việc trong dịch vụ sex bởi vì họ nghèo. Mặc dù thế hệ già hơn ở Siem Reap thì ít nhiệt tình hơn về những dòng khách du lịch, nhiều người trẻ “Thần tượng hoá” những khách du lịch và tiền bạc mà họ mang theo. Hơn nữa, những đứa trẻ nghèo bán bưu thiếp và hàng thủ công mỹ nghệ trong khu vực đền Angkor cũng là mục tiêu của khách du lịch tìm kiếm sex. Hơn 70% trẻ em ở xung quanh Angkor và những thị trấn nói rằng khách du lịch đến với họ là vì sex (Los Angeles Time, 12 December 2000).
Bài trừ kinh doanh sex là rất khó, nhưng ít nhất phải được kiểm soát một cách nghiêm khắc. Việc bóc lột trẻ em về mãi dâm phải bị nghiêm cấm. Một số cơ chế phải được thực hiện để hạn chế hay ngừng kinh doanh sex trẻ em, đó là:
- Không được xúc tiến công việc liên quan đến mãi dâm trong khu du lịch. - Cấm khách trọ ở khách sạn mang trẻ em không phải họ hàng đến phòng. - Đề ra những qui luật và luật lệ liên quan đến du lịch mãi dâm.
- Thực hiện những hình phạt nghiêm khắc đối những người tham gia hoạt đông mãi dâm trẻ em. Hơn nữa, có những chiến dịch liên quan đến sự cần thiết để bảo vệ quyền lợi trẻ em và đề ra những hình phạt nặng về những người lợi dụng và người trung gian này. Điều này có thể thực hiện thành công thông qua sự tham gia của những người làm chính sách, những người làm luật và những nhà hoạt động phi chính phủ. Hơn nữa, những khách du lịch của chính phủ liên quan đến tội phạm mãi dâm trẻ em ở Campuchia không nên can thiệp vào sự tố cáo quốc gia.
Còn vấn đề an ninh, trật tự an toàn – xã hội là vấn đề hết sức quan trọng liên quan đến việc phát triển du lịch. Mặc dù trong năm 1999 chính phủ có chiến lược kiểm soát thu nộp vũ khí toàn diện và có biện pháp tố cáo nặng nề những người sử dụng vũ khí trái phép để nhằm đảm bảo an toàn an ninh cho toàn xã hội. Nhưng vấn đề ăn cướp bằng súng, bắt cóc vẫn còn xảy ra toàn quốc, đặc biệt các khu vực nội thành và khu vực du lịch như thủ đô Phnom Penh, thành phố Sihanouk... Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến du khách và gây ra không biết bao nhiêu phiền hà cho du khách, gây thiệt hại rất nặng nề cho khách du lịch cả nước.
3. Môi trường kinh tế
Ở năm 1995 tổng sản phẩm xã hội nội địa GDP của Campuchia được người ta dự đoạn khoảng 2,8 tỷ USD, mà thu nhập bình quân trên đầu người là 280 USD. Con số này đã gây Campuchia rời vào trong nhóm những quốc gia phát triển chậm nhất tại Châu Á. Tạp chí kinh tế của ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã tóm tắt về tình hình kinh tế – xã hội như sau :
<< Campuchia là một quốc gia nằm trong nhóm quốc gia nghèo nhất trên thế giới, có thu nhập bình quân trên đầu người khoảng 252 USD trong năm 1994, xếp hạng thứ 147 trong 173 quốc gia nghèo trên toàn cầu; dựa vào tỷ lệ phát triển loài người và thông qua báo cáo phát triển loài người vào năm
1994 được soạn thảo bởi UNDP. Khoảng cách thu nhập rất lớn, và khác nhau rất cao (cao nhất 10% đối với người dân có tài sản hơn một nửa của tổng doanh thu quốc gia). Chưa có dự đoán cụ thể về người dân đói nghèo tại Campuchia, nhưng được người ta biết tổng quát là khoảng 60% đối với nông thôn có người dân 85-90% đang ở tại khu vực đó >>.
UNTAC đã đẩy nền kinh tế Campuchia rất nhanh trong năm 1992 – 1993, trong đó có sự phát triển khách sạn, nhà hàng, nhà khách, vũ trường, Bar Discoteque và những xí nghiệp liên quan lĩnh vực khác để phục vụ nhân viên của UN tại Campuchia. Cộng đồng quốc tế đã đáp ứng bằng sự viện trợ bao gồm đầu tư của quốc tế và nội địa trong hoạt động kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng. Những hoạt động kinh tế hầu hết tập trung tại Phnom Penh, còn thành phố Sihanouk và Siem Reap rất ít. Nền kinh tế Campuchia phần lớn là ngành nông nghiệp và dịch vụ còn ngành công nghiệp có vai trò rất nhỏ, mặc dù có vai trò đang tăng dần thế nào. Khách sạn, nhà hàng và xí nghiệp du lịch khác được dự đoạn có đóng góp khoảng 1,8% của GDP.