Nguyên nhân tồn tại chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới thời gian qua

Một phần của tài liệu Thị trường vàng Việt Nam giai đoạn 2009-2011 (Trang 31 - 34)

S Ơ LƯỢ C VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM VÀ

3.3. Nguyên nhân tồn tại chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới thời gian qua

Dựa trên kết quả phân tích cấu trúc TTV Việt Nam và xem xét tác động của các chính sách lên TTV có thể nhận thấy nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và thế giới chính là tình trạng mt cân bng cung – cu một cách nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ một số lý do cơ bản:

Trước tiên là do cấu trúc TTV, cụ thể là trong TTV miếng có dấu hiệu tồn tại thế lực độc quyền: Việc SJC chiếm đến 90% thị phần vàng miếng cả nước tạo nên sức mạnh và quyền lực thị trường cho doanh nghiệp này. Thêm vào đó kế hoạch chọn SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia cũng dần đưa TTV miếng của Việt Nam sang hình thái độc quyền Nhà nước. Với vị thế độc quyền của mình, nếu cơ chế và biện pháp can thiệp của Nhà nước không phù hợp, SJC có thể

quyết định lượng vàng miếng và giá vàng miếng bán ra trên thị trường vào từng thời điểm khác nhau nhằm gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp mình và đi kèm đó là tổn thất cho người mua và cho xã hội mà biểu hiện rõ ràng nhất là làm căng thẳng thêm quan hệ cung cầu, dẫn đến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới thường xuyên vượt mức kỳ vọng của NHNN.

Ngoài ra, sự thiếu vắng của các công cụ phái sinh trên thị trường vàng cũng như hoạt động của các sàn vàng chưa thực sự phát huy tác dụng trong việc tạo nên một kênh đầu tư mới cũng như

góp phần liên thông TTV trong nước và thế giới, do đó càng làm tăng áp lực lên thị trường vàng vật chất.

Bên cạnh cấu trúc thị trường, chính sách của nhà nước tác động lên TTV trong thời gian qua còn nhiều bất cập. Chính những bất cậy này đã làm cho các chính sách hoặc không thể duy trì tác

động của mình đến TTV, hoặc làm gia tăng thêm tình trạng căng thẳng cung cầu trên thị trường. Có thể kểđến ba bất cập điển hình sau:

(i) Cơ chế xuất – nhập khẩu vàng: Nhập khẩu “nhỏ giọt” theo hạn ngạch mà NHNN cho phép; trong khi đó có thể xuất khẩu không hạn chế. Cơ chế này làm cho sự mất cân bằng cung – cầu trên thị trường vàng ngày càng trở nên trầm trọng. Thêm vào đó, việc xem xét, cấp hạn ngạch cho các đơn vị nhập khẩu vàng cần có thời gian và phải mất thêm một khoảng thời gian nữa để nhập vàng bổ sung nguồn cung trong nước làm căng thẳng thêm tình trạng thiếu cung. Không những thế, với cơ chế xuất – nhập khẩu kể trên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được phép xuất, nhập khẩu vàng tận dụng cơ hội để “gom” vàng trong nước xuất khẩu khi giá vàng thế giới xuống thấp hơn giá vàng trong nước làm cho chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới không thể thu hẹp.

(ii) Dùng mệnh lệnh hành chính buộc các đơn vị kinh doanh vàng tăng cung ra thị trường (yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh vàng bán vàng “bình ổn”) nhưng lại không có chính sách kèm theo để các đơn vị này duy trì và tạo thêm nguồn cung cho thị trường dẫn đến nguồn cung bịđứt quãng, không đáp ứng kịp thời cầu vàng trên thị trường. Nên nhìn chung các chính sách nhà nước ban hành để tác động lên TTV thời gian qua chỉ có tác dụng tại thời

điểm ban hành và sau đó thì chết yểu.

(iii)Các chính sách tác động lên TTV thay đổi chóng vánh gây ra tâm lý bất an cho cả người dân lẫn các đơn vị kinh doanh vàng, tác động tiêu cực lên cả phía cung và phía cầu vàng trên thị trường: Cấm kinh doanh vàng miếng, sau đó lại tiếp tục cho phép kinh doanh vàng miếng; cấm kinh doanh vàng trên tài khoản và không lâu sau đó lại cho phép các NHTM mở tài khoản vàng ở nước ngoài để giảm thiểu rủi ro tỷ giá… Ngay cả việc chọn SJC làm thương hiệu vàng miếng quốc gia nhưng lại không có lộ trình cụ thể cũng như hướng giải quyết nhất quán cho các thương hiệu còn lại đã và đang tác động không nhỏ đến các thương hiệu vàng miếng phi SJC và cả những người đang nắm giữ vàng miếng phi SJC. Nhân tố thứ ba tác động đến tình trạng mất cân bằng cung cầu trên TTV thời gian qua chính là sự

tồn tại của các nhóm lợi ích chi phối đến các chính sách liên quan đến TTV. Trong một thời gian dài, ai cũng nhận thấy nguyên nhân chính của sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới là do tình trạng mất cân bằng cung cầu, nhưng dường như chính sách nhà nước tác động trong khoảng thời gian này không những không làm suy giảm mà còn trầm trọng thêm tình trạng trên. Việc các công ty kinh doanh vàng miếng “nhìn nhau” để niêm yết giá cũng nhưđể xác định lượng cung ra thị trường đã tạo nên một nhóm lợi ích tác động không nhỏđến TTV Việt Nam thời gian qua. Nhân tố thứ tư tác động đến sự chênh lệch giá trên TTV Việt Nam thời gian qua là tình trạng đầu cơ trên TTV. Theo Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong (Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Hà Nội) có ba dấu hiệu giúp nhận biết có hay không có đầu cơ/ làm giá trên TTV: (i) Giá vàng biến thiên chóng mặt nhiều lần hơn và với mức vượt xa động thái chung của vàng thế giới; (ii) Chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước vượt xa khoảng cách 15USD/lượng (chi phí trung gian); (iii) sự

giãn cách lớn giữa giá niêm yết mua và bán của doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Số liệu về giá vàng trong giai đoạn 2009 – 2011 cho thấy rõ TTV Việt Nam có đầy đủ ba dấu hiệu trên. Như vậy, có thể kết luận có tình trạng đầu cơ vàng trên TTV Việt Nam trong thời gian qua. Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy hai trạng thái đầu cơ vàng phổ biến trên TTV Việt Nam:

(ii) Đầu cơ giá xuống: Vay vàng bán thu lợi, chờ giá vàng xuống sẽ mua vàng trả nợ

vay. Hoặc tung bán vàng đểđẩy giá xuống sau đó mua lại nhằm thu lợi

Chính tình trạng đầu cơ vàng đã góp phần không nhỏđẩy giá vàng trong nước biến động liên tục không theo bất cứ một quy luật nào.

Yếu tố tâm lý cũng là một trong những nhân tố không kém phần quan trọng góp phần làm gia tăng cầu vàng trên thị trường. Nhưđã đề cập ở phần đầu luận văn, tích trữ vàng đã là một thói quen cố

hữu của người Việt. Trong điều kiện bất ổn kinh tế như giai đoạn vừa qua các kênh đầu tư khác tiềm ẩn nhiều rủi ro và hiệu quả thấp trong khi vàng có xu hướng tăng giá trong một thời gian dài và chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy giá vàng sẽ giảm đã làm cho vàng trở thành kênh tiết kiệm và đầu tư hấp dẫn. Với người dân Việt, tâm lý bầy đàn trên TTV vẫn đang tiếp diễn. Dễ

dàng nhận thấy tình trạng người dân đổ xô đi mua vàng khi giá cao và lại rồng rắn đi bán vàng khi giá giảm. Hành động này còn tiếp diễn thì điều chắc chắn chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục tồn tại và khó có thể thu hẹp.

Ngoài những nguyên nhân được đề cập ở trên, những bấtcập trong điều hành kinh tế vĩ mô, lạm phát kỳ vọng vẫn ở mức cao dẫn đến niềm tin vào tiền đồng giảm sút. Điều này càng góp phần làm tăng nhu cầu nắm giữ vàng trong dân hơn bao giờ hết.

CHƯƠNG 4:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Thị trường vàng Việt Nam giai đoạn 2009-2011 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)