2 – Những giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản lý tài chính của TCT HKVN:
2.1.1 Phương án Tổng công ty là Công ty Tài chính hàng không:
• TCT HKVN là công ty mẹ không tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, mà hoạt động như một công ty tài chính, được Nhà nước đầu tư trực tiếp, huy động vốn từ thị trường tài chính, từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, từ các doanh nghiệp ngoài TCT để đầu tư vào các công ty thành viên, bao gồm cả VN.
Như vậy, bộ máy quản lý TCT HKVN sẽ được tách ra từ các cơ quan tham mưu tổng hợp trong khối HTTT hiện hữu. Kiện toàn lại bộ máy quản lý VN, bổ nhiệm thêm Ban Giám đốc của VN, tách VN ra thành một công ty thành viên độc lập.
• Vốn của VN khi tách ra là toàn bộ vốn nhà nước và vốn được tăng thêm có nguồn gốc nhà nước tại các đơn vị trong khối HTTT và HTPT hiện nay ( ngoạt trừ Vasco).
• Chuyển Vasco thành một công ty thành viên độc lập. Tách các doanh nghiệp thành viên HTĐL hiện hữu, thành lập mới một số doanh nghiệp thành viên, sát nhập và giải thể những doanh nghiệp không có hiệu quả, để hình thành hệ thống các công ty con. Thực hiện cổ phần hóa các công ty thành viên, bước đầu TCT thuộc sở hữu nhà nước , nhưng các công ty thành viên là các doanh nghiệp đa sở hữu.
Khi có đủ điều kiện, TCT sẽ được cổ phần hóa để thúc đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa sở hữu, tăng cường khả năng huy động vốn, rót thêm vốn góp vào các công ty con, đặc biệt là VN.
• Các công ty thành viên được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu sự kiểm soát của TCT thông qua tỷ lệ vốn góp khống chế vào vốn điều lệ của công ty thành viên. Ngoài vai trò hỗ trợ về thị trường và điều phối vốn giữa các công ty thành viên, TCT còn thực hiện những nghiệp vụ phát hành chứng khoán, bao tiêu chứng khoán, cấp tín dụng cho các công ty thành viên, đầu tư vốn vào những doanh nghiệp khác có tỷ suất lợi nhuận cao để đa dạng hóa ngành nghề và tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Mô hình này được trình bày tổng quát như sau :
Ưu điểm của mô hình này là :
• Quan hệ giữa TCT (công ty mẹ)ï với các công ty thành viên (công ty con) hoàn toàn dựa trên quyền sở hữu về vốn đầu tư , là quan hệ cơ bản có tính chất quyết định trong nền kinh tế thị trường . Tăng quyền chủ động của các công ty thành viên, tạo điều kiện để các công ty này hoạt động trên cơ sở vì hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính mình và theo định hướng của TCT.
• Giải quyết được sự nhập nhằng trong quản lý giữa các cơ quan Nhà nước và TCT đối với các công ty thành viên. Các công ty thành viên ( kể cả VN ) hoạt động theo Luật doanh nghiệp thông thoáng hơn, giải quyết được những vướng mắc do các quy định cứng nhắc của Luật doanh nghiệp nhà nước và Quy chế quản lý tài chính áp dụng cho doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty thành viên, mà kiểm soát hoạt động của TCT thông qua vai trò của nhà đầu tư .
Nhược điểm của mô hình này là :
• Theo Luật doanh nghiệp nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng hiện hành, khi TCT HKVN là công ty tài chính, hoạt động của TCT sẽ chịu sự chi phối của Luật các tổ chức tín dụng và do Ngân hàng Nhà nước quản lý với những giới hạn về mức góp vốn, mua cổ phần và giới hạn cho vay , bảo lãnh ( Điều 79, Điều 80, Luật các tổ chức tín dụng) [17, 92-93]
Trong điều kiện thị trường tài chính của nước ta chưa phát triển, những văn bản pháp luật về ngân hàng còn chưa được hoàn chỉnh, hoạt động của TCT với tính cách là một định chế tài chính trung gian sẽ khó đạt hiệu quả như mong muốn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc tập trung vốn vào VN để thực hiện chiến lược phát triển ngành hàng không Việt Nam theo định hướng của Nhà nước.
• TCT theo mô hình này không còn mang ý nghĩa thực sự là tổng công ty kinh doanh vận tải hàng không, mà trở thành tổng công ty tài chính, với vị thế hoạt động không thể sánh bằng các ngân hàng thương mại đã có bề dày kinh nghiệm và uy tín lớn. Khi đo,ù VN không cần có TCT Tài chính hàng không cũng huy động được vốn từ những nguồn khác thuận lợi hơn. Kết quả là không thực hiện được mục tiêu xây dựng tập đoàn kinh tế hàng không .