Nhân tố tâm lý chi phối đến hành vi của NĐT trong giai đoạn tăng trưởng phi lý

Một phần của tài liệu Tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 39)

Theo tác giả, sự tăng trưởng phi lý của TTCK VN ở phần trên là hệ quả của sự ảnh hưởng tâm lý bầy đàn đối với các NĐT trên thị trường. Bởi nếu chỉ một nhóm nhỏ NĐT

có hành vi không hợp lý thì sẽ không tác động đáng kể đến thị giá cổ phiếu trên thị trường cũng như chỉ số PE. Nhưng khi hành vi không hợp lý lây lan trong đám đông quy mô lớn thì việc định giá sai sẽ xuất hiện và đẩy thị giá cũng như chỉ số PE lên mức cao bất hợp lý. Qua kết quả khảo sát thực tế cũng cho thấy tồn tại tâm lý bầy đàn ở trong mẫu 107 NĐT. Trên 80% NĐT đều đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin thị giá cổ phiếu trong quá khứ, báo cáo từ các công ty chứng khoán và giao dịch NĐT nước ngoài từ mức trung bình trở lên. Điều này phản ánh họ có dành sự quan tâm tới đám đông NĐT khác. Nguyên nhân gây ra tâm lý đám đông có thể xuất phát từ vấn đề bản năng là con người hầu như đều muốn hòa nhập với một nhóm người chứ không bị xã hội ruồng bỏ. Và nhiều người nghĩ rằng hành động của một nhóm lớn thì hiếm khi sai. Điều này càng đúng trong giai đoạn này, khi hầu hết các NĐT tham gia thị trường có kiến thức và trải nghiệm hạn chế làm nảy sinh nhu cầu dựa vào hành vi của đám đông.

Tâm lý đám đông thể hiện ở giai đoạn 2017 đến đầu năm 2018 ở chỗ: khi cổ phiếu ngân hàng trở thành tâm điểm của sự chú ý với mức tăng giá liên tục đã làm nảy sinh lòng tham của mọi NĐT. NĐT cá nhân có thể quyết định mua cổ phiếu ngân hàng mặc dù không biết phân tích báo cáo tài chính của nó (phức tạp hơn báo cáo tài chính của các công ty sản xuất) và cũng bỏ qua mức định giá PE trung bình của nhóm này đang rất cao (20.3 lần vào cuối quý 1/2018).

Trong cuốn sách Sự tăng trưởng phi lý, Nhà kinh tế học Robert J. Shiller chỉ ra rằng sự tăng trưởng phi lý là nền tảng của một bong bóng đầu cơ. Đó là một trạng thái mà trong đó tin tức về việc tăng giá đã thúc đẩy sự hăng hái của NĐT nhanh chóng lan truyền từ hết nhóm người này cho đến nhóm người khác, làm cho bong bóng ngày càng trương phình cho đến khi bùng nổ.

Tóm lại, qua phân tích kết quả bảng khảo sát và lý giải một vài biến động bất thường trên TTCK VN cho thấy NĐT cá nhân tuân thủ chủ yếu theo Lý thuyết triển vọng và chịu tác động bởi tâm lý bầy đàn và tâm lý quá lạc quan. Phần cuối, tác giả sẽ đưa ra một số đề xuất để hạn chế nhân tố tâm lý này.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Thông qua phân tích kết quả khảo sát với quy mô mẫu 107 NĐT cá nhân thì hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN tuân thủ chủ yếu theo lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tvesky đã công bố. Hành vi của NĐT cá nhân trên TTCK VN có 3 khía cạnh cơ bản mà lý thuyết độ thỏa dụng kỳ vọng không thể giải thích được. Đó là: (1) Tùy thuộc vào bản chất của triển vọng là gì, hành vi của con người đôi lúc thể hiện sự không thích rủi ro song đôi lúc lại ưa thích rủi ro. Còn người lựa chọn dựa trên lời và lỗ; (2) Con người đánh giá các khoản lời và lỗ so với một mức tham chiếu và thông thường mức tham chiếu ứng với tình trạng hiện tại của người đó; (3) Con người sợ thua lỗ bởi các mất mát tác động đến cảm xúc của họ mạnh mẽ hơn cái được. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát đã cho thấy sự tồn tại tâm lý quá tự tin và tâm lý bầy đàn ở các NĐT trong mẫu.

Qua giải thích một số biến động bất thường trên TTCK VN, tác giả kết luận nhân tố tâm lý chi phối chủ yếu tới cá NĐT là tâm lý bầy đàn. Chính tâm lý bầy đàn đã đẩy chỉ số giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu lên mức cao bất hợp lý, tạo ra bong bóng và sự tăng trưởng phi lý trên TTCK VN trong giai đoạn 2006 – 2007 và 2017 – đầu năm 2018.

4.2. Khuyến nghị

4.2.1. Đối với cơ quan quản lý TTCK VN

Giám sát chặt chẽ thông tin, tin đồn trên thị trường và có chế tài xử lý đủ sức răn đe

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy NĐT cá nhân trên TTCK VN chịu ảnh hưởng bởi tâm lý bầy đàn. Cho nên việc kiểm soát và đảm bảo tính chính xác về thông tin trên TTCK VN là điều rất quan trọng cần được Ủy ban chứng khoán Nhà nước Việt Nam và hai Sở giao dịch quan tâm. Cơ quan quản lý cần nâng cao hiệu quả giám sát thị trường chứng khoán và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về thao túng, nội gián, hành vi gian lận, vi phạm về nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin. Đối với các vi phạm về thao túng giá cổ phiếu cần phát hiện nhiều sự việc có vi phạm về hình sự đưa ra xét xử để đảm bảo tính răn đe.

Ngoài ra công tác xác minh các tin đồn trên thị trường cần được thực hiện nhanh chóng và công bố thông tin công khai để tránh tâm lý hoang mang cho NĐT. Hiện nay các NĐT cá nhân thường xuyên tham khảo các thông tin và cả tin đồn trên các diễn đàn, nhóm mạng xã hội chứng khoán nên việc các tin đồn không có căn cứ được đưa ra nhằm trục lợi là điều đã và đang xảy ra. Cơ quan quản lý cũng cần là một cầu nối yêu cầu công ty niêm yết có liên quan tới tin đồn báo cáo và công bố thông tin kịp thời cho NĐT được biết.

Phát triển NĐT tổ chức

Mặc dù NĐT tổ chức cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý bầy đàn nhưng mức độ sẽ thấp hơn nhiều so với NĐT cá nhân. Bởi vì NĐT tổ chức có nguyên tắc và kỷ luật của tổ chức, đồng thời tập hợp nhiều cá nhân có trình độ chuyên môn cao nên vừa có thể giảm bớt tác động tiêu cực của các tâm lý cực đoan cũng như giúp cho TTCK VN phát triển ổn định.

Hiện tại, theo quy định tại dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi về cấp phép thành lập công ty quản lý quỹ thì điều kiện “cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn tại công ty quản lý

quỹ, có tối thiểu 2 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức đáp ứng quy định. Tỷ lệ góp vốn của tổ chức tối thiểu 65% vốn điều lệ, trong đó doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ” nếu được ban hành sẽ hạn chế công ty

quản lý quỹ thành lập mới. Do đó, để phát triển NĐT tổ chức, tác giả đề xuất cần nới lỏng điều kiện cấp giấy phép thành lập mới các công ty quản lý quỹ bằng cách xem xét bỏ qua điều kiện trên.

4.2.2. Đối với NĐT cá nhân

Kết quả khảo sát cho thấy NĐT cá nhân chịu ảnh hưởng bởi tâm lý quá tự tin và tâm lý bầy đàn. Cho nên việc NĐT cá nhân cần nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu về tài chính hành vi để tự trang bị cho mình những kiến thức để vượt qua những lệch lạc tâm lý là cần thiết. Khi NĐT cá nhân thấu hiểu được các yếu tố tâm lý có thể tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư thì họ sẽ có khả năng điều chỉnh để loại bỏ dần các yếu tố tâm lý đó.

Để tránh tác động bởi tâm lý bầy đàn, NĐT cá nhân cũng cần trang bị cho mình một phương pháp phát hiện giá trị thực của chứng khoán. Phân tích cơ bản là một trong những phương pháp nhằm xác định giá trị thực của chứng khoán, bằng cách kiểm tra các yếu tố liên quan đến kinh tế, tài chính và các yếu tố định tính và định lượng khác tới doanh nghiệp. Các nhà phân tích cơ bản nghiên cứu mọi thứ có thể ảnh hưởng đến giá trị chứng khoán, bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô (ví dụ: các điều kiện kinh tế và ngành) và các yếu tố kinh tế vi mô (ví dụ: các điều kiện tài chính và quản trị công ty). Mục đích cuối cùng của phân tích cơ bản là tạo ra một giá trị định lượng mà một NĐT có thể so sánh với giá hiện tại của chứng khoán, từ đó cho biết liệu chứng khoán có bị định giá thấp hay định giá quá cao hay không. Lợi ích của phương pháp này rất rõ ràng: chúng ta có một khoảng giá trị thực của cổ phiếu để tham chiếu sau khi tính toán cẩn thận để ra quyết định đầu tư và tránh ảnh hưởng bởi thị giá cổ phiếu thay đổi liên tục trên bảng điện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ackert và Deaves, 2009. Tài chính hành vi – Tâm lý học, Ra quyết định, và Thị trường. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch: Lê Đạt Chí và các cộng sự, 2013. Hồ Chí Minh: NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;

2. Daniel Kahneman, 2011. Tư duy nhanh và chậm. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Hương Lan và Xuân Thanh, 2015. Hà Nội: Nhà xuất bản Thế Giới;

3. Duy Nam (2012), 3 ngày sau Bầu Kiên bị bắt: Chứng khoán Việt mất 65,300 tỷ đồng, Vietstock [truy cập ngày 08/02/2019];

4. HoSE, 2009 – 2017, Báo cáo thường niên của HoSE từ năm 2009 – 2017,

5. Huyền Trâm (2015), CEO Phan Dũng Khánh : 10 năm đầu thua lỗ chứng khoán trong quá trình đầu tư 15 năm, BizLIVE [truy cập ngày 10/02/2019];

6. Ngọc Linh (2018), PE tăng lên mức 20,3 lần, cổ phiếu ngân hàng còn hấp dẫn?, Tạp chí điện tử Nhịp Sống Số, http://ndh.vn/p-e-tang-len-muc-20-3-lan-co-phieu-ngan-hang-con-hap-dan- -2018041602127809p149c165.news [truy cập ngày 03/02/2019];

7. Nguyễn Văn Ngọc, 2012. Từ điển kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bẩn Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

Tiếng Anh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Andrew W. Lo, Dmitry V. Repin, Brett N. Steenbarger, 2005. Fear and Greed in Financial Markets: A Clinical Study of Day-Traders. American Economic Review, v95(2, May), 352- 359;

2. Barber, B., and Odean, 2001. Boys will be boys: Gender, overconfidence, and common stock investment. Quarterly Journal of Economics 116, 261-292;

3. Daniel Kahneman and A. Tversky, 1979. Prospect theory: An analysis of decision under risk. Econometrica, 47-2, 263-291;

4. Lo và Repin, 2002. The Psychophysiology of Real-Time Financial Risk Processing. Journal of Cognitive Neuroscience 14(3): 323-39.

5. Nicholas Barberis và Richard Thaler, 2003. A Survey of Behavioral Finance. Handbook of the Economics of Finance, 1053 – 1128;

6. Rassoul Yazdipour and James A. Howard, 2010. Behavioral Finance: Investor, Corporations, and Market. H. Ken Baker & John R. Nofsinger: 60;

7. Riza Demirer và các cộng sự, 2010. Do investors herd in emerging stock markets?: Evidence from the Taiwanese market. Journal of Economic Behavior & Organization, 76(2), 283-295; 8. Robert J. Shiller, 2000. Irrational Exuberance. America: Princeton University Press;

9. Sushil Bikhchandani, 2001. Herd Behavior in Financial Markets. IMF Staff Papers Vol. 47; 10.Svenson, O., 1981. Are we all less risky and more skilful than our fellow drivers?. Acta

PHỤ LỤC

BẢNG CÂU HỎI DÀNH CHO NĐT CÁ NHÂN VIỆT NAM

Với mục đích đưa ra các khuyến nghị dành cho NĐT, xin Anh/Chị vui lòng dành thời gian để trả lời các câu hỏi cho nghiên cứu về “Các nhân tố tâm lý tác động đến hành vi của NĐT cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Tất cả thông tin của quý vị sẽ được bảo mật và chỉ phục vụ cho việc nghiên cứu.

Họ và tên: Năm sinh:

Giới tính: Nam O; Nữ O Email:

Điện thoại liên hệ:

Câu 1. Anh/Chị hãy cho biết trình độ học vấn của bản thân?

a. Phổ thông b. Cao đẳng c. Đại học d. Sau đại học Câu 2. Anh/Chị đang làm trong lĩnh vực nào?

a. Tài chính b. Kỹ thuật c. Kinh doanh d. Khác: ... Câu 3. Anh/Chị hãy cho biết mình tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm nào?

Câu trả lời: ...

Câu 4. Nguyên nhân gì đã khuyến khích Anh/Chị tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

a. Kênh đầu tư mang lợi nhuận lớn b. Có thể dễ dàng rút vốn khỏi thị trường c. Thị trường có mức độ rủi ro thấp d. Khác: ...

Câu 5. Đánh giá về mức độ dễ dàng trong việc dự đoán diễn biến của thị giá cổ phiếu của Anh/Chị theo mức độ tăng dần từ 1 đến 5? Trong đó: 1 (hoàn toàn không dễ dàng); 2 (không dễ dàng); 3 (bình thường); 4 (dễ dàng); 5 (hoàn toàn dễ dàng)

1 2 3 4 5

Câu 6. Anh/Chị tự tin vào khả năng đầu tư tốt hơn các NĐT khác khi lựa chọn cổ phiếu ở mức độ nào. Trong đó: 1 (hoàn toàn không đồng ý); 2 (không đồng ý); 3 (bình thường); 4 (đồng ý); 5 (hoàn toàn đồng ý)

Câu 7. Nếu như chỉ số VN-Index đang có xu hướng tăng 2 tuần liền, Anh/Chị có cho rằng trong 1 vài ngày tới, chỉ số sẽ tiếp tục duy trì đà tăng hay không? Trong đó: 1 (hoàn toàn không đồng ý); 2 (không đồng ý); 3 (bình thường); 4 (đồng ý); 5 (hoàn toàn đồng ý)

1 2 3 4 5

Câu 8. Ông /Bà đánh giá về mức độ tin cậy của các nguồn thông tin sau trong quá trình phân tích đầu tư? Trong đó: 1 (hoàn toàn không đồng ý); 2 (không đồng ý); 3 (bình thường); 4 (đồng ý); 5 (hoàn toàn đồng ý)

Các nguồn thông tin 1 2 3 4 5

1. Báo cáo tài chính

2. Biến động thị giá cổ phiếu trong quá khứ 3. Báo cáo phân tích từ các công ty chứng khoán 4. Thông tin giao dịch của NĐT nước ngoài 5. Tin đồn

Câu 9. Anh/Chị hãy đánh dấu vào phương án lựa chọn trong 2 tình huống sau: Quyết định 9.1: Lựa chọn giữa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

O Tình huống 1: Chắc chắn (100%) có 240 USD O Tình huống 2: 25% cơ may giành được 1,000 USD

Quyết định 9.2: Lựa chọn giữa

O Tình huống 3: Chắc chắn (100%) mất 750 USD O Tình huống 4: 75% khả năng mất 1,000 USD

Câu 10. Lựa chọn tình huống trong mỗi quyết định sau:

Quyết định 10.1: Giả sử bạn giàu có hơn hiện tại 300 USD. Lựa chọn giữa O Tình huống 1: Chắc chắn (100%) có 100 USD

O Tình huống 2: 50% cơ may giành được 200 USD

Quyết định 10.2: Giả sử bạn giàu có hơn hiện tại 500 USD. Lựa chọn giữa O Tình huống 1: Chắc chắn (100%) mất 100 USD

O Tình huống 2: 50% khả năng mất 200 USD

Câu 11. Giá trị nào của x sẽ khiển bạn cảm thấy hai sự lựa chọn sau là như nhau O Tình huống 1: Không có gì

O Tình huống 2: Xác suất 50% thu được “x” và xác suất 50% còn lại sẽ mất 25 USD Giá trị của x là: ....

A. 0

C. 26 USD - dưới 50 USD D. Từ 50 USD - 100 USD E. Trên 100 USD

Câu 12. Lựa chọn giữa

O Tình huống 1: 0.1% sẽ thu được 5,000 USD O Tình huống 2: Chắc chắn 100% thu được 5 USD

Câu 13. Lựa chọn giữa

O Tình huống 1: 0.1% sẽ mất 5,000 USD O Tình huống 2: Chắc chắn sẽ mất 5 USD

Câu 14. Lựa chọn tình huống trong mỗi quyết định sau Quyết định 14.1

O Tình huống 1: 80% cơ may giành được 4,000 USD O Tình huống 2: Chắc chắn (100%) giành được 3,000 USD

Quyết định 14.2

O Tình huống 1: 20% cơ may giành được 4,000 USD O Tình huống 2: 25% cơ may giành được 3,000 USD

Câu 15. Lựa chọn tình huống trong mỗi quyết định sau Quyết định 15.1

O Tình huống 1: 45% cơ may giành được 6,000 USD O Tình huống 2: 90% cơ may giành được 3,000 USD

Quyết định 15.2

O Tình huống 1: 0.1% cơ may giành được 6,000 USD O Tình huống 2: 0.2% cơ may giành được 3,000 USD

Một phần của tài liệu Tâm lý bầy đàn, lý thuyết triển vọng và hành vi ra quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 39)