Hình 4.18: Mô học thận cá bệnh TGTM (H&E)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC BỆNH TRẮNG GAN, TRẮNG MANG TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG Ở ĐỒNG THÁP" potx (Trang 26 - 29)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 TGTM Bào tử Myxozoa TĐM rất ít tế bào máu TĐM ít tế bào máu Sưng phồng TĐM không có tế bào máu MTC không có tế bào máu TGTM&MG Ít tế bào máu, MTC dính lại MTC dính, Myxozoa Có tế bào máu Có tế bào máu Phiến mang dính lại Sưng phồng Cá khỏe bt bt Bt Bt bt bt

Qua các lần thu mẫu cho thấy mang cá TGTM ở tiểu động mạch có rất ít tế bào máu, mang có hiện tượng sưng phồng, các tiểu động mạch và mang

ứ ấ ấ ế ởđợ ứ ể

Hình 4.11 Mang cá khỏe (H&E)(E x400) a. Sợi mang thứ cấp

b. Tế bào máu trong xoang tĩnh mạch

a

b

hiện chủ yếu là không còn hoặc còn rất ít tế bào máu, mà chức năng quan trọng của tế bào máu là vận chuyển và phân phối oxy đến các mô trong mang

để thực hiện quá trình hô hấp của mang.

Khi cá bị TGTM tức là đã có sự xâm nhập của mầm bệnh làm cho các hoạt động của cá diễn ra yếu dần giữa việc trao đổi khí của cơ thể với môi trường, quá trình này kéo dài đến một lúc nào đó cấu trúc của mang sẽ bị hư

hại dẫn đến mang mất chức năng hô hấp. Vì thế khi cá bệnh thì có hiện tượng tấp mé bơi lờđờ trên mặt nước. Ngoài ra còn bắt gặp trên mang thứ có sự hiện diện của kí sinh trùng. Fugerson (2006), cũng cho rằng dấu hiệu lâm sàng khi mang cá bệnh thường thể hiện rất đa dang bao gồm như sự sưng phồng nắp mang hoặc tiết nhiều chất nhầy thỉnh thoảng còn tạo thành những bọt khí, mang thường đen sậm lại hoặc tạo thành những không bào.

Đối với cá TGTM kết hợp với mủ gan, cấu trúc vi thể của mang cũng có nhiều biến đổi như sự dính lại của các sợi mang thứ cấp, hiện tượng sưng phồng. Tuy nhiên, trên mang vẫn còn sự hiện diện của tế bào máu, trên mang còn có nhiều bào nang Myxozoa hơn so với cá TGTM, Theo Hiroshi Yokoyama et al (1996), khi mang cá bị các túi Myxozoa ký sinh ởđó có nhiều bào tử thực bào gây ra phá hủy mao mạch làm mang không thực hiện được quá trình trao đổi khí với môi trường. Khi các sợi mang thứ cấp bị tổn thương do kí sinh trùng và các yếu tố vật lý, hóa học khác chúng sẽ nhanh chóng hủy hoại các tổ chức của mang dẫn đến các hiện tượng kèm theo là mang bị sưng phồng, gây ra hiện tượng hoại tử hoặc xuất huyết mạch máu. Theo Rukyani (1990) khi túi Myxobolus kí sinh trên các sợi mang thì tại nơi đó sẽ dính lại và hoại tử , từđó làm suy giảm chức năng hô hấp và khi bệnh xảy ra làm cho cấu trúc mang bị hủy hoại nghiêm trọng hơn.( Trích dẫn Bùi Châu Trúc Đan).

Hình 4.12 Mang cá bệnh TGTM (H&E)

A: Mang cá TGTM (E x400) các tiểu động mạch không có tế bào máu.

4.5.2 Gan

Khi quan sát lát cắt của gan dưới kính hiển vi cho thấy gan đưược cấu tạo bởi những dãy tế bào gan hình đa giác, bên trong có nhân hình cầu thường có một nhân. Các tế bào gan được xắp xếp lan tỏa theo hướng tĩnh mạch trung tâm, trên gan còn có những động mạch, tĩnh mạch gan và ống dẫn mật, trong gan còn có những đám tế bào tụy hay còn gọi là đảo tụy. Theo Nguyễn Bạch Loan (2000), các tế bào tụy trong gan vừa có chức năng ngoại tiết, tiết dịch tụy để tiêu hóa thức ăn đồng thời có chức năng nội tiết, tiết ra hai loại hormone là insulin và glucagon điều hòa lượng đường trong máu cá.

Theo Hiblya (1982), gan cá không đơn thuần chỉ tiết ra mật mà còn giữ

các chức năng quan trọng khác như tiêu hóa protein, lipid, carbohydrate, dự

trữ chất dinh dưỡng và giải độc. Hơn thế nữa chúng còn đảm nhiệm cả việc tạo máu ở giai đoạn còn nhỏ và tạo ra kháng thể.

Hình 4.14 Gan cá khỏe ( H & E)(E X400) (a: Đảo tụy, b: Tế bào gan, c: trung tâm đại thực

bào sắc tố) a

b

c

A B

Hình 4.13 Mang cá bệnh TGTM & MG (H&E)

A: Mang cá TGTM và mủ gan (E x400) sự dính lại của các sợi mang thứ cấp. B: Mang cá TGTM và mủ gan (E x200) sự hiện diện của các Myxozoa

Cũng như bất kỳ một cơ quan nào khác, khi có sự thay đổi bất thường xảy ra trên cấu trúc mô đều dẫn đến giảm hoặc mất chức năng tùy theo mức độ

nặng hay nhẹ. Khi quan sát cấu trúc mô của cá TGTM được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.4 Kết quả phân tích mô gan trên cá Bệnh lý của

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC BỆNH TRẮNG GAN, TRẮNG MANG TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) GIỐNG Ở ĐỒNG THÁP" potx (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)