Những nhóm giải pháp để tổ chức hợp lý mạng lưới trường học phổ thông ở TPHCM

Một phần của tài liệu Mạng lưới trường học phổ thông ở thành phố hồ chí minh tt (Trang 25 - 28)

phổ thông ở TPHCM

Giải pháp liên quan đến vấn đề dân số

Giải quyết hiệu quả vấn đề tăng dân số cơ học

-Biện pháp hành chính để ngăn cản luồng di dân.

-Phát triển nhanh các khu dân cư mới cách xa trung tâm có đầy đủ các tiện ích sinh hoạt, giá cả hợp lý để người dân tự nguyện di dời ra khỏi nội thành.

-Thắt chặt quản lý đất đai ở TP: hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng, xử lý nghiêm những trường hợp nhà “tự phát”.

-Trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông đô thị có phần bị quá tải, đặc biệt là vào những giờ cao điểm, việc siết chặt điều kiện đăng ký vào nội thành, di dời một số cơ quan, nhà máy, trường học, cơ sở công nghiệp,... ra ngoại thành và phát triển các khu ở có đầy đủ các dịch vụ tiện ích công cộng ở vùng ven sẽ giúp điều chỉnh phân bố dân cư, đồng thời có điều kiện phát triển mạng lưới trường phổ thông ở các quận huyện vùng ven, tăng cường các trường đạt chuẩn quốc gia.

Tăng số lượng lớp học phổ thông a) Đối với các trường công lập

- Các trường nên tận dụng tối đa công suất diện tích lớp học vốn có; tận dụng diện tích phục vụ công cộng tổ chức các lớp học ngoài trời ở những môn học phù hợp.

- Các trường cần lập quy hoạch xin mở rộng diện tích đất (nếu có) hoặc nâng thêm tầng, bố trí các lớp học ở tầng thấp, cán bộ, GV làm việc trên tầng cao.

- TP thực hiện di dời nhanh các trường cao đẳng, đại học và các cơ sở sản xuất ra khu vực ngoại thành để bàn giao cơ sở vật chất cho các trường PT.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, TP thực hiện 722 dự án xây dựng trường học với quy mô gần 12.800 phòng học nhằm thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đạt 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học. Do đó, TP cần có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt tập trung giải quyết việc giải phóng mặt bằng nhanh để các dự án xây dựng trường học sớm thực hiện.

b) Xã hội hóa giáo dục

- Huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức KT - XH, cá nhân để phát triển GD - ĐT.

- Có chế độ chính sách ưu tiên về đất đai, thuế, huy động vốn tín dụng, miễn tiền thuế đất cho các cơ sở GD&ĐT thực hiện xã hội hóa.

- Thực hiện chế độ tự chủ cho các đơn vị trường học, chế độ ưu đãi cho cán bộ, GV trong các cơ sở GD&ĐT thực hiện xã hội hóa GD&ĐT; có chính sách thu hút GV giỏi.

c) Công tác tuyển sinh

- Thực hiện nghiêm túc chủ trương của Sở là tất cả HS đến tuổi vào lớp 1 đều có giấy gọi nhập học theo đúng tuyến (dựa trên địa chỉ thường trú). Đặc biệt lưu ý những trường hợp di cư đến TPHCM thuộc diện KT3 theo Điều 42 Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT về Quyền của HS.

- Phòng GD nhất quán nguyên tắc không nhận HS trái tuyến khi chưa nhận hết HS đúng tuyến.

- Các trường không được thu “sổ vàng” hoặc bất kỳ hình thức thu phí, đóng góp nào khác trong quá trình tuyển sinh.

- Đẩy mạnh tư vấn cho PHHS để họ chọn trường cho con em mình phù hợp với năng lực các em và hoàn cảnh gia đình.

- Thí điểm thực hiện tuyển sinh trực tuyến.

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông

- Tăng kinh phí đầu tư cho GD - Tăng cường hợp tác quốc tế

- Có những quan tâm riêng đối với những quận/huyện khó khăn, cụ thể: + Khuyến khích GV giỏi về các trường khó khăn công tác.

+ Chăm lo, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý GD công tác tại các vùng khó khăn.

+ Thường xuyên bồi dưỡng GV, dự giờ thăm lớp, chú trọng tổ chức cho GV nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

+ Phổ cập GD hiệu quả.

- Xây dựng mô hình “trường học thông minh”.

Giải pháp phát huy nguồn “vốn xã hội” trong giáo dục

a) Giải pháp trực tiếp

- Thành lập câu lạc bộ hiệu trưởng

- GV và HS tăng cường các hoạt động giao lưu, học hỏi: ngày 24/12/2018, 17 trường THPT của TPHCM và 30 trường Đại học, THPT của Đài Loan tại TP Cao Hùng, Đài Loan đã ký bản ghi nhớ hợp tác.

b) Giải pháp trực tuyến: phát triển hệ thống “Trường học kết nối”. Giải

pháp này đã có những kinh nghiệm bước đầu, không chỉ kết nối trong nước, mà cả kết nối quốc tế, như trường hợp của trường THCS Đức Trí (quận 1) từ năm 2015 đã có những tiết học kết nối vô cùng thú vị với HS các trường Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ, Srilanka, Philippines, Hàn Quốc, Indonesia,… Trường THCS Nguyễn Văn Tố (quận 10) là trường đầu tiên ở TPHCM tham gia đề án “Danh hiệu trường học hợp tác quốc tế tích cực - ISA” do Bộ GD&ĐT và Hội đồng Anh tổ chức.

Giải pháp tổ chức hợp lý mạng lưới trường học phổ thông khi chính sách quy hoạch vùng được thực hiện

Phân tuyến trường học PT không còn theo quận/huyện như hiện nay mà theo hướng đa tâm, gồm: Khu đô thị trung tâm, khu đô thị Bắc, Nam, Đông, Tây, khu đô thị sinh thái.

Cơ cấu lao động theo ngành sẽ ảnh hưởng đến phân bố dân cư và tất yếu ảnh hưởng đến việc chọn trường đi học cho con của phụ huynh (vì nhu cầu phụ huynh cho con học gần cơ quan để tiện đường đưa đón là rất cao).

Khoảng cách phù hợp để bố trí trường học là nơi giao thoa giữa cơ quan công tác của phụ huynh và nhà ở của HS. Điều này cũng có thể còn được lưu ý trong việc xét duyệt HS học đúng tuyến, với việc tôn trọng sự lựa chọn của HS và gia đình.

Quy hoạch giữa các trường

- Nghiên cứu phương án sáp nhập (bắt buộc hoặc tự nguyện) trường nhỏ lại với nhau hoặc sáp nhập trường nhỏ với trường lớn nhằm thay đổi về mặt chất lượng.

- Ưu tiên quỹ đất để xây dựng trường học. - Nâng cao tầng ở các trường nội thành. - Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

Quy hoạch trong từng trường phổ thông

- Nhà trường cần khảo sát mức độ hài lòng của PHHS và HS.

- Cần bố trí lại các không gian làm việc, cải tạo thành phòng học nhằm đáp ứng số lớp.

- Khuyến khích mua sắm các thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, có định hướng xây dựng các phòng bộ môn khi có điều kiện.

Giải pháp tổ chức mạng lưới trường học phổ thông về mặt xã hội

- Đối với những trường mới thành lập và những trường thiếu nhiều HS so với chỉ tiêu, khuyến khích GV giỏi luân chuyển với các chính sách về tài chính (các khoản lương, thưởng, các ưu đãi,…); về điều kiện làm việc, môi trường sư phạm, về chính sách khen thưởng, đề bạt.

- Có chính sách thu hút người giỏi vào sư phạm.

- Từng bước mở rộng có chọn lọc mô hình GD tại nhà (homeschool).

Giải pháp tổ chức hợp lý mạng lưới trường học phổ thông khi học sinh phân hóa cao theo hướng học nghề

Việc đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông cần được đặc biệt chú ý ở cấp THPT, mặc dù cũng có thể thực hiện phần nào ở THCS. Bên cạnh việc chú ý đến các ngành nghề có nhu cầu nhân lực trước mắt ở địa phương, cần phải chú ý đến những nghề nghiệp xuất hiện và có thể có nhu cầu nhân lực lớn trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.

Một phần của tài liệu Mạng lưới trường học phổ thông ở thành phố hồ chí minh tt (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)