CUNG CẤP NƯỚC VÀ THOÁT NƯỚC

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về cơ sở thiết kế nhà máy thực phẩm (Trang 33)

2.5.1 Cung cấp nước

Nước đối với Nhà máy thực phẩm là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Nước dùng vào nhiều mục đích khác nhau:

- Dùng trong quá trình sản xuất. Cho trực tiếp vào thực phẩm, dùng rửa nguyên liệu, rửa bao bì, chần nguyên liệu, dùng cho nồi hơi...

- Dùng trong sinh hoạt : tắm, giặt , ăn uống,..

- Dùng trong vệ sinh: Vệ sinh máy móc thiết bị, vệ sinh phân xưởng sản xuất,...

- Dùng trong các mục đích khác nhau : tưới cây , phòng cháy,...

Tùy theo mục đích sử dụng mà chất lượng nước yêu cầu cũng khác nhau. Cho nên xử lý các biện pháp cũng khác nhau.

Ví dụ : Nước dùng trong thực phẩm phải có chất lượng đạt chuẩn của Bộ Y Tế, nước dùng cho nồi hơi là nước mềm. Nước dùng trong vệ sinh nhà máy thì không yêu cầu yêu cầu cao lắm.

Nguồn cung cấp nước

- Nước bề mặt: sông, hồ, ao, đầm,.. - Nước thành phố.

- Nước giếng: thông thường khoan ở độ sâu 100-200m.

Tuy nhiên, thông thường các Nhà máy sử dụng nước thành phố cho tất cả các mục đích sử dụng , nhưng khi đó có cần biện pháp sử dụng hợp lý để tránh lãng phí. Do nhu cầu sử dụng nước trong Nhà máy thực phẩm rất cao, lượng nước thải ra trong quá rình sản xuất cũng rất lớn, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Cho nên hiện nay đặt ra vấn đề đó là: Sản xuất sạch hơn trong Nhà máy, theo chương trình này cần giảm lượng nước sử dụng, giảm sử dụng điện. Cho nên để làm thế nào giảm thiểu đến mức thấp nhất về việc sử dụng nước và kinh tế hơn thế nữa có thể tuần hoàn sử dụng nguồn nước.

Tính lượng nước cần dùng cho toàn bộ xí nghiệp vào thời điểm nhiều nhất cộng thêm 20% tiêu hao cho các yêu cầu khác.

2.5.2. Thoát nước và xử lý nước thải

Đi đôi với cấp nước, việc thoát nước ra môi trường cũng rất quan trọng. Nước thải ra từ sản xuất, sinh hoạt, vệ sinh, nước mưa,... Lượng nước này tỷ lệ thuận với nhu cầu sử dụng.

Tùy theo nhu cầu sử dụng nước cho các mục đích khác nhau, thì tính chất nước thải ra cũng khác nhau. Cho nên phải sử dụng phương án xử lý cho phù hợp với từng loại.

Hình 5 : Sơ đồ nước thải nhà máy thực phẩm

Ví dụ: Nước rửa máy móc thiết bị thì thường có nhiễm dầu máy, cho nên ta phải tách dầu ra khỏi nước bằng cách dùng bể tuyển nổi ( do dầu nhẹ hơn nước sẽ nổi lên bề mặt); hoặc nước sinh hoạt vệ sinh phải thiết kế hố tự hoại; nước thải sản

xuất phải có hệ thống sản xuất riêng , đối với nước mưa thì không cần xử lý mà có thể thải ra trực tiếp từ môi trường.

2.6. GIAO THÔNG VẬN CHUYỂN

Nhu cầu về giao thông:

- Vận chuyển các loại nguyên vật liệu từ nơi cung cấp về Nhà máy, vận chuyển phế liệu ra khỏi Nhà máy.

- Đưa sản phẩm từ Nhà máy đến nơi tiêu thụ.

- Điều kiện đi lại cán bộ công nhân viên toàn Nhà máy.

Vấn đề tổ chức giao thông trong Nhà máy có ý nghĩa lớn trong hoạt động sản xuất của Nhà máy, ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu cũng như chất lượng của sản phẩm , nó đảm bảo cho việc luân chuyển hàng hóa nhanh chóng tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về phương tiện giao thông:

- Đường thủy: Đây là đường vận chuyển tốt nhất, vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn, rẻ tiền nhất , đảm bảo được chất lượng của nguyên liệu.

- Đường ôtô: Chi phí tốn kém, vận chuyển thường xảy ra chấn động, gây dập vỡ, xây xát cấu trúc nguyên liệu làm ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu. - Đường sắt: Dùng để chuyển lượng lớn hàng hóa, chi phí tốn kém.

- Đường hàng không: Chi phí rất cao.

Khi thiết kế giao thông cần phải chú ý:

Trung nếu gần biển thì giao thông đường thủy, nếu xa biển chủ yếu là đường ôto.

- Dựa vào chi phí vận chuyển. - Dựa vào năng suất vận chuyển.

- Dựa vào mức độ ảnh hưởng đến môi trường tiếng ồn, khói bụi.

2.7. KHẢ NĂNG CUNG CẤP NHÂN LỰC

Cần giải quyết thuyết minh nguồn nhân lực lấy ở đâu ? Số lượng bao nhiêu?

Trình độ học vấn,trình độ chuyên môn, yêu cầu về sức khỏe , độ tuổi,...

Công nhân làm việc trong Nhà máy chủ yếu lấy tại địa phương xây dựng xí nghiệp, như thế sẽ giảm phần xây dựng khu nhà ở cho công nhân.

Khi tính toán số lượng công nhân yêu cầu:

- Dựa vào số lượng sản phẩm trên một ngày công

- Dựa vào năng suất trên từng công đoạn kết hợp với chương trình sản xuất của Nhà máy.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về cơ sở thiết kế nhà máy thực phẩm (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w