Percent of Net Sales
3.2. Khó khăn, hạn chế trong việc ứng dụng giải pháp kho vận của Amazon tại Việt Nam
Việt Nam
Có thể nói, việc học hỏi kinh nghiệm về hệ thống kho vận của Amazon sẽ tạo một bước tiến lớn cho ngành logistic việt nam. Tuy nhiên, việc để áp dụng được những kinh nghiệm này quả thực không phải dễ dàng và thực tế chúng ta đang gặp phải một số khó khăn, hạn chế như sau:
Thứ nhất là việc sắp xếp ngẫu nhiên trong các hệ thống kho vận ở amazon. Đây là một phát hiện lớn, nó khác biệt với cách sắp xếp truyền thống và đã mang lại một kết quả đáng kinh ngạc.Sự ngẫu nhiên cho phép việc quản lý được dễ dàng hơn, khi mà khách hàng có thể sẽ đặt bất cứ thứ gì có trong kho của Amazon, đồng thời thời gian tìm kiếm sản phẩm cũng được rút ngắn rất nhiều. tuy nhiên mô hình này chỉ hoạt động trơn tru khi đi kèm theo yếu tố là tốc độ và tần suất đặt hàng của khách. Sẽ không có một cái nhà kho nào đủ lớn để có thể chứa đựng mọi thứ hàng mà hầu hết cái nào cũng có số lượng lớn. Mọi hàng hóa đều không được để tồn quá lâu, nó cần phải xuất ra để tạo khoảng trống cho các mặt hàng khác. Vì vậy mô hình này đòi hỏi doanh nghiệp có quy mô và uy tín đủ lớn để có khả năng cân bằng lượng hàng xuất và nhập kho.
Thứ hai là về yếu tố công nghệ. Từ những ngày đầu, Amazon đã tiên phong dụng trí tuệ nhân tạo, học máy (machine learning), cho đến gần đây, với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, Amazon đã phát triển hệ thống robot trong cả giao hàng lẫn kho vận, để đối phó với tình trạng giao hàng chậm do giao thông và tiết kiệm thời gian, Amazon còn đưa máy bay không người lái (drone) nhằm giao hàng. Ngoài ra, những dữ liệu khổng lồ được lưu trong các database cũng được sử dụng để Amazon có thể quản lý sản phẩm một cách dễ dàng hơn. Sự tiện lợi của khoa học kỹ thuật, Amazon đã tạo cho mình một hệ thống kho hàng cực kì hiện đại. Tuy nhiên, nhìn sang phía Việt Nam, có một khoảng cách khác biệt lớn so với Amazon. Chúng ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng những công nghệ mới trên thế giới.Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, trình độ công nghệ còn thấp. Hơn nữa việc đầu tư những công nghệ kĩ thuật hiện đại này tốn một chi phí đầu vào cực kì lớn. Vì vậy các doanh nghiệp ở việt nam, với phần lớn đều có quy mô vừa và nhỏ, số vốn được sử
dụng để đầu tư cho công nghệ kỹ thuật còn ít và chưa được chú trọng dù cho rất nhiều nhận định của chuyên gia cho rằng công nghệ kỹ thuật là một lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp
Thứ ba là về mô hình mạng lưới phân phối. Mỗi kho hàng cần có khả năng kết nối chặt chẽ từ nhà sản xuất, nhà phân phối đến khách hàng. Các kho hàng được đặt ở những vị trí chiến lược, nằm gần những trung tâm tiêu thụ lớn với hệ thống giao thông thuận lợi. Tuy nhiên ở việt nam, các doanh nghiệp phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng và quy mô chưa tương xứng. Hầu hết các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, dịch vụ đơn lẻ và tính tích hợp chưa cao. Các doanh nghiệp Việt Nam thường hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau và hoạt động một cách manh mún. Hơn nữa các kho bãi ở việt nam hiện nay đang trong tình trạng “ chỗ ăn không hết, chỗ lần chẳng ra”. Những chỗ có nhu cầu kho bãi cao thì luôn luôn thiếu trong khi có những khu vực dù đã được quy hoạch để làm kho bãi, thì mặt bằng thì lại luôn “ế”.
Thứ tư, nguồn nhân lực cho trong ngành logistics tại Việt Nam nói chung và trong quản lý kho bãi nói riêng cung không đáp ứng được cầu. Các chuyên gia về lĩnh vực logistics được đào tạo vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nhân công còn thiếu kiến thức toàn diện, trình độ ICT còn hạn chế và chưa theo kịp tiến bộ phát triển của logistics thế giới; chỉ khoảng 4% số nhân lực ngành logistics thông thạo tiếng Anh nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành thiếu kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh; số đông chưa được cập nhật tri thức mới; phong cách lãnh đạo, quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu.Vẫn còn tồn tại phong cách quản lý cũ, chưa chuyển biến kịp để thích ứng với môi trường mới, thích sử dụng kinh nghiệm hơn là áp dụng khoa học quản trị hiện đại.
Cuối cùng, hệ thống cơ sở vật chất giao thông hạ tầng của Việt Nam chưa phát triển, khả năng kết nối các khu vực còn chưa cao, hoạt động vận tải còn chưa đa dạng, còn tập trung nhiều vào đường bộ. Sự yếu kém, lạc hậu và quá tải về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, phương tiện vận tải đường bộ cũng như hệ thống các kho tàng và công nghệ thông tin chưa hỗ trợ hiệu quả nên chi phí kho bãi tại Việt Nam khá cao. Hạ
tầng cơ sở và các trang thiết bị dành cho quản lí kho bãi còn yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ; hệ thống kho bãi quy mô nhỏ, rời rạc; các phương tiện, trang thiết bị như xe nâng hạ hàng hoá, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hóa, hệ thống đường ống, đèn chiếu sáng... nói chung còn thô sơ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động kho bãi. Điều này đã làm cho chi phí của hoạt động quản lý kho bãi cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả hoạt động kho bãi ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Thương mại điện tử ngày càng tăng nhanh về quy mô và tốc độ trong những năm gần đây, đòi hỏi năng lực cao hơn của cả chuỗi cung ứng, đẩy cuộc đua dịch chuyển vào chặng mới: các nhà cung cấp cạnh tranh hoàn thiện hệ thống cung ứng kho vận hậu cần.
Amazon - doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu thế giới hiện này, gã khổng lồ thương mại điện tử số một thế giới đã cam kết giao hàng một ngày trên khắp đất Mỹ. Tuyên bố này đã khẳng định vị thế dẫn đầu ngành của Amazon và là một kỷ lục đáng kinh ngạc khi nước Mỹ trải rộng từ Đông sang Tây, từ sáu đến bảy tiếng bay. Đầu tư cho công nghệ kho vận thông minh được xem là cách mà Amazon đạt được kỷ lục, là một yếu tố cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp thương mại điện tử vươn lên vượt xa các đối thủ cạnh tranh của mình.
Và với Việt Nam, việc ứng dụng giải pháp của Amazon vào mô hình kho vận của các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam là điều hoàn toàn có thể từ việc quản lý sản phẩm, lưu kho một cách khoa học, làm giảm chi phí giao hàng và thời gian giao hàng. Tuy nhiên, khi ứng dụng giải pháp của Amazon vào Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn như việc áp dụng công nghệ hiện đại, chất lượng, quy mô nguồn nhân lực chưa tương xứng hay hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam chưa phát triển. Do đó, trong tương lai, với tiềm năng sẵn có của mình cùng sự áp dụng công nghệ và giải pháp kho vận của Amazon một cách phù hợp và khoa học thì các doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam sẽ cần phải đưa ra phương án đầu tư với chiến lược lâu dài và nghiêm túc cho kho hàng của mình để có thể làm thỏa mãn khách hàng của mình một cách tốt nhất.