Trong Chiến lược phát triển kinh tế biển, phát triển cơ sở hạ tầng đường biển đóng vai trò rất quan trọng, là huyết mạch chính trong hệ thống lưu thông hàng hóa trong nước và quốc tế, đồng thời là hạt nhân, đầu mối phát triển kinh tế - xã hội tại các khu vực; là cửa ngõ thông thương, giao lưu văn hóa với các nước và là cơ sở thúc đẩy phát triển kinh tế biển. Ý thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đường biển, nhà nước đã và đang quyết tâm, nỗ lực xây dựng và phát triển, hỗ trợ tối đa, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam nói riêng và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam nói chung
• Về phía nhà nước
Để phát triển ngành hàng hải xứng tầm vóc, vị thế cần phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành, nhàm góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hải và kinh tế biển nói chung theo Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Cụ thể:
o Nghiên cứu xây dựng mô hình Tổng Cục Hàng hải Việt Nam tương xứng với vai trò, trách nhiệm trong giai đoạn mới.
o Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên nghành Hàng hải.
o Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển ngành Hàng hải
o Đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính.
o Tăng cường phối hợp liên ngành, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường
o Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực hàng hải chất lượng cao kết hợp với tang cường hợp tác quốc tế.
• Tăng cường thu hút vốn đầu tư, xã hội hóa.
Đẩy nhanh việc triển khai thực hiện đề án “ Huy động vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hang hải” tại quyết định số 4938/QĐ-BGTVT ngày
26/12/2014) nhằm giảm áp lực về nguồn vốn nhà nước, đặc biệt theo hình thức hợp tác công-tư (PPP), lựa chọn các dự án trong điểm cần ưu tiên để thực hiện nhằm tạo bước đột phá về huy động nguồn vốn.
Tiến hành xã hội hóa việc duy tu, cải tạo nâng cấp các luồng hang hải. Tăng cường tiếp cận vốn FDI, của các tổ chức tín dụng quốc tế WB, ADB và các nguồn vốn vay đầu tư nước ngoài khác để phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải.
• Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành hàng hải.
Nâng cao năng lực quản lý khai thác của doanh nghiệp vận tải đủ sức cạnh tranh trên thị trường vận tải trong nước và quốc tế; nâng cao vai trò của Hiệp hội du lịch logistics Việt Nam(VLA) để kết nối các doanh nghiệp giao nhận, vận tải trong nước; đồng thời là cầu nối với các hiệp hội logistics khu vực toàn cầu
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và định kỳ luân chuyển cán bộ đào tạo điều kiện cho công tác quy hoạch, phát triển nguồn cán bộ lãnh đạo trong Ngành. Tăng cường sự gắn kết giữa các đơn vị sử dụng thuyền viên với các cơ sở đào tạo, huấn luyện, để sử dụng hiểu quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.
Xây dựng chương trình đào tạo sỹ quan thuyền viên không qua cấp đào tạo đại học; bổ sung, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên tại các trường hàng hải, bảo đảm trình độ năng lực và khả năng chuyên môn theo quy định của Công ước STCW 78/95 sửa đổi 2010
Xây dựng chính sách ưu đãi về tiền lương và khuyến khích đối với người lao động; đồng thời thu hút được nguồn nhận lực chất lượng cao ngoài ngành.
LỜI KẾT
Vận tải đường biển đóng vai trò rất lớn trọng sự phát triển của vận tải nói riêng, cũng như sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung. Và như đã phân tích ở bài tiểu luận, cơ sở hạ tầng đường biển chính là yếu tố then chốt trong tương lai của ngành vận tải biển.
Tuy vậy, bênh cạnh những ưu điểm về thực trạng cơ sở hạ tầng đường biển như : điều kiện tự nhiên, máy móc thiết bị hiện đại được trang bị khá đầy đủ, đội tàu thuyền đã có những bước phát triển về cả chất cũng như lượng vẫn còn những nút thắt trong vấn đề cơ sở hạ tầng như cách quản lý, kỹ thuật, trình độ khai thác,… rất cần được các cơ quan chức năng, các cơ quan bộ ngành tháo gỡ, và tìm được hướng đi chính xác, khoa học và bắt kịp với trình độ phát triể trên thế giới.
Trên đây là bài tiểu luận của nhóm em về đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng đường biển Việt Nam”. Trong quá trình làm bài, cũng như tìm hiểu thông tin , chắc hẳn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, mong cô chỉ bảo và giúp chúng em hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu này.