CHƯƠNG IV: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tiểu luận tổ chức ngành phân tích ngành vận tải hàng hóa bằng đường bộ ở việt nam năm 2011 (Trang 30 - 36)

DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

1. Các chỉ số đo lường

Để xác định hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp hay một ngành, người ta thường thông qua việc tính toán 4 nhóm chỉ số:

- Nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời - Nhóm chỉ số phản ánh khả năng gặp rủi ro - Nhóm chỉ số phản ánh năng lực hoạt động - Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán

Trong báo cáo này, nhóm thực hiện sẽ рhân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệр dựa vào nhóm chỉ số рhản ánh khả năng hoạt động và nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời dựa vào bộ số liệu được cung cấp. Cụ thể là các hệ số:

a. Chỉ số vòng quay tổng tài sản (TTS)

Vòng quay tổng tài sản, hay gọi tắt là Số vòng quay tài sản (TTS), là một tỷ số

tài chính giúp đánh giá hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp một cách khái quát nhất. Chỉ số này cho thấy 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản

xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Trong đó Bình quân tổng tài

sảntính bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ.

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần (ròng) / Tổng tài sản bình quân

b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ số ROA là một tỷ số tài chính thể hiện tương quan giữa giữa mức sinh lợi

của một doanh nghiệp so với chính tài sản của doanh nghiệp đó, cho biết hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng một đồng tài sản để tạo ra bao nhiêu lợi nhuận.

ROA = 100% x Lợi nhuận sau thuế (ròng) / Gía trị bình quân tổng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS là chỉ số trong chứng khoán dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài chính của doanh nghiệp. Nó phản ánh nếu doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số ROS càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệр càng cao.

ROS = 100% x Lợi nhuận sau thuế (ròng) / Doanh thu thuần (ròng)

d. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Cùng với ROA và ROS, chỉ số ROE là chỉ số đo lường mức độ sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. ROE cho biết số lợi nhuận được thu về cho các chủ sở hữu doanh nghiệp khi đầu tư một đồng vốn vào sản xuất kinh doanh.

ROE = 100% x Lợi nhuận sau thuế (ròng) / Vốn chủ sở hữu

2. Kết quả tính toán và ý nghĩa

Dựa vào bộ số liệu được cung cấp, nhóm thực hiện đã tính toán các chỉ số của 4 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành xây dựng công trình đường bộ năm 2011 như sau:

Mã ngành Mã doanh nghiệp TTS ROA ROE ROS

42102 3037 0.48 . . .

42102 29 1.09 1% . 0.8%

42102 186 0.95 0.2% . 0.2%

42102 191 0.30 0.003% . 0.1%

Toàn ngành 0.54 0.098% . .

Bảng 4.2: Chỉ tiêu khả năng sinh lợi của một số doanh nghiệp có doanh thu cao nhất và toàn ngành xây dựng công trình đường bộ năm 2011

Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ số vòng quay tổng tài sản của từng doanh nghiệp trong ngành là không đồng đều thể hiện sự mất cân xứng cơ cấu hoạt động của các doanh nghiệp. Có loại hình doanh nghiệp sử dụng tài sản tạo ra doanh thu lớn, hiệu quả (chỉ số TTS từ 0.95 đến 1.09), có doanh nghiệp có chỉ số rất thấp (chỉ số TTS 0.3) dù tổng doanh thu rất cao. Như vậy doanh thu không tác động đến chỉ số vòng quay tổng tài sản. Nhìn chung, xét về toàn ngành thì chỉ số vòng quay tài sản của toàn ngành còn thấp, thể hiện việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu là không hiệu quả. Trong năm 2011, chỉ số này là 0.3 cho thấy mỗi 1% được đầu tư trong tổng tài sản thì thu được 0,3% doanh thu. Tuy nhiên, xây dựng công trình đường bộ là ngành đang được quan tâm nhất trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chỉ số này chắc chắn sẽ tăng nhờ các biện pháp hỗ trợ, thúc đẩy của nhà nước, các biện pháp kêu gọi nguồn vốn FDI trong thời buổi hội nhập mở cửa như hiện nay.

Bên cạnh đánh giá chỉ số TTS, chỉ số ROA và ROS cũng phản ánh được một phần thực trạng của ngành. Do bộ số liệu còn nhiều thiếu sót nên nhóm thực hiện không thể tính toán chính xác chỉ số của một số doanh nghiệp và toàn ngành. Tuy nhiên dựa vào kết quả đã tính toán về chỉ số ROS, nhóm thực hiện nhận thấy với các doanh nghiệp, 1 đồng doanh thu chỉ cho ra từ 0.1 đến 0.8 đồng lợi nhuận, kết quả này là thấp. Đối với chỉ số ROA của toàn ngành là 0.098% tương đối cao hơn so với các doanh nghiệp đứng đầu về doanh thu nhưng vẫn chưa thể hiện được hiệu quả cao, một đồng tài sản bỏ ra chỉ tạo được 0,098 đồng lợi nhuận ròng. Nhiều doanh nghiệp có chỉ số ROA còn thấp, thể hiện rằng doanh nghiệp chưa phân bổ, quản lý và sử dụng tài sản một cách hợp lý, tạo hiệu quả thấp.

Những chỉ số này đạt được có thể do hoạt động quản lí doanh nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế. Mặt khác đặc thù của ngành công trình xây dựng đường bộ có thể kéo dài nhiều năm và nhiều vốn, đồng thời cũng mất rất nhiều thời gian để thu hồi vốn cũng như sinh lợi. Với các doanh nghiệp xây dựng, việc vay vốn để thực hiện các dự án là điều không thể tránh khỏi. Do đó, các công ty xây dựng thường sẽ có 1 khoản nợ vay nhất định trong tổng tài sản. Có thể thấy ngay cả chỉ tiêu ROA, ROS của những doanh nghiệp có doanh thu thuần cao nhất ngành cũng không thực sự cao.

Khách quan, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào giá xây dựng trong các hợp đồng thầu. Nhiều vật liệu xây dựng chất lượng nước ta vẫn đang phải nhập khẩu từ nước ngoài, hoặc nhập linh kiện từ nước ngoài về lắp ráp. Năm 2011 là năm hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng trong đó có cả xây dựng, đây là giai đoạn nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi.

3. Giải pháp

a. Đối với các cơ quan bộ ngành địa phương

• Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng giao thông xử lý dứt điểm các khoản nợ đọng, khắc phục tình trạng ngân sách nhà nước nợ doanh nghiệp xây dựng giao thông với số lượng lớn.

• Hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng vốn, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy. Ban hành các chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của các Ban quản lý dự án tham gia quản lý đầu tư xây dựng.

• Khắc phục những tồn tại trong công tác đấu thầu. Hoàn thiện cơ chế thanh, quyết toán vốn đầu tư.

• Nghiên cứu thay đổi mô hình tổ chức “khép kín” trong quản lý đầu tư.

b. Đối với bộ chủ quản

• Sớm xây dựng và hoàn thành đề án đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình với đầy đủ các yếu tố, đề ra các giải pháp, đề xuất, kiến nghị cụ thể.

• Phải tiến hành rà soát và công bố danh mục các nhà thầu, tư vấn đủ năng lực thi

công công trình.

• Quy định chặt chẽ thời gian công trình phải hoàn thành, có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh.

• Cần có chính sách ưu đãi về lãi suất đối với công trình trọng điểm quốc gia, công trình phát triển kinh tế xã hội

• Thủ tục vay vốn cần đơn giản và nhanh để các doanh nghiệp xây dựng không bị khó khăn về vốn.

• Hoàn thiện cơ cấu vốn theo nguồn hình thành bao gồm: Giảm các khoản nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

• Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lưu động cần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, tăng cường công tác thu hồi nợ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong thanh toán thanh toán theo hạng mục công trình và chủ động kiến nghị chủ đầu tư nghiệm thu khi công trình hoàn thành.

KẾT LUẬN

Nhìn chung Việt Nam có nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển như nâng cao đội ngũ quản lý, lực lượng xây dựng, cải cách các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong ngành, huy động nguồn lực để các doanh nghiệp tổ chức đấu thầu cạnh tranh lành mạnh.

Với đà tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, Việt Nam được dự đoán là có tiềm năng trở thành trung tâm công nghiệp mới tại Đông Nam Á, hứa hẹn sẽ đem cơ hội phát triển lớn cho ngành xây dựng. Có thể nói, ngành xây dựng Việt Nam đang phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn với nhiều tiềm năng vượt trội. Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành.

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế thì vẫn còn bất cập chưa được giải quyết. Các doanh nghiệp xây dựng công trình đường bộ thường bị mất cân đối giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, vì thế để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng công trình đường bộ cần đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng trong sản xuất kinh doanh áp dụng mức khấu hao, đơn giá ca máy hợp lý, đảm bảo tiến độ công trình, thống nhất cơ chế quản lý, đảm bảo lợi nhuận, đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả đầu tư, Huy động vốn với nhiều hình thức, giảm tỷ lệ lợi nhuận cho các cổ đông, gia tăng nợ vay và thuê tài sản, máy móc thiết bị hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp nhà nước lĩnh vực xây dựng giao thông, trong giai đoạn hiện nay cần tái cơ cấu theo hướng tập trung vào ngành nghề cốt lõi. Ngoài ra, cần đẩy mạnh cổ phần hóa đa dạng hóa hình thức sở hữu.

Từ báo cáo cùng những đề xuất đã nêu, nhóm nghiên cứu tin rằng dù còn gặp phải nhiều khó khăn trước mắt nhưng ngành xây dựng đường bộ Việt Nam sẽ còn khởi sắc hơn nữa trong tương lai.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tổ chức ngành phân tích ngành vận tải hàng hóa bằng đường bộ ở việt nam năm 2011 (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w