mới hấp dẫn hơn.
3.2.1. Khuyến nghị về chính sách và thể chế
Như đã phân tích, khung pháp lý trong ngành Viễn thông khá chặt chẽ; nhưng để tạo một môi trường phát triển tốt nhất cho tất cả các doanh nghiệp, chính phủ cần:
Mở rộng phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp lý như về quỹ phổ cập, cân đối lợi ích và nghĩa vụ công ích, giá cước,…
Mở rộng giới hạn pháp luật cho phép các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có thể tiếp nhận nhiều hơn nữa các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: “Nếu tiếp tục được mở không gian mới, các doanh nghiệp viễn thông sẽ có cơ hội tăng trưởng nguồn lực, trở thành những doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế”.
Đưa ra các chính sách để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đề ra các chính sách phát triển bền vững thị trường viễn thông, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp viễn thông theo các quy định của pháp luật về cạnh tranh. Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần giảm bớt sự can thiệp vào ngành Viễn thông, tập trung vào định hướng, điều tiết ngành Viễn thông theo hướng tự do hóa, tư nhân hóa có sự điều tiết hợp lý của Nhà nước. Đồng thời, cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông trong nước nhằm tăng sức cạnh tranh của ngành; đẩy mạnh chia tách, hợp nhất, sáp hợp các doanh nghiệp viễn thông kinh doanh và làm ăn thua lỗ, không hiệu quả.