Khuyến nghị về giải pháp để đảm bảo cạnh tranh và nâng cao năng

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành đánh giá mức độ tập trung trong ngành 62 ở việt nam và hiệu quả doanh nghiệp năm 2010 (Trang 30 - 32)

tranh của ngành số 62 tại Việt Nam

Thứ nhất: Nhà nước cần có biện pháp quy hoạch tổng thể ngành, xây dựng, hình thànhcác cụm công nghiệp, khu công nghiệp trọng điểm nhằm thúc đẩy, thu hút sự quy tụ, đầu tư của các doanh nghiệp, tạo ra sự liên kết, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp điện tử.

Thứ hai: Chính phủcần có các chính sách hỗtrợ, ưu đãi đối với các doanh nghiệp điện tử, các cá nhân trong và ngoài nước như ưu đãi thuế nhà đất, miễn thuế thu nhập cá nhân, hỗ trợ cho vay vốn dài hạn với lãi suất thấp, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp điện tử, áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp - viện, trường - cơ quan quản lý nhà nước) để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo yêu cầu của doanh nghiệp….

Thứ ba: Hỗtrợ xúc tiến thị trường đầu ra, phát triển, mởrộng thị trường trong nước và xuất khẩu cho ngành: xây dựng bảo hộ, khuyến khích các tổ chức, cơ quan nhà nước sử dụng các sản phẩm điện tử tin học sản xuất trong nước. Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường độc lập hoặc trong khuôn khổ Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI sản xuất phụ trợ và các tập đoàn đa quốc gia.

Thứ tư: Hỗtrợcác doanh nghiệp xây dựng các thương hiệu sản phẩm, hỗ trợthành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoặc các trung tâm thương mại ở nước ngoài để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trường, quảng bá sản phẩm, thương hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

Thứ năm: Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam cần xác định rõ nhưng công đoạn hoặc những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung đầu tư theo chiều sâu thay vì dàn trải như hiện nay. Chỉ nên chọn một chuyên ngành, tập trung vào một lĩnh vực sản xuất loại sản phẩm mà mình có thế mạnh, nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao để có thể tham gia vào hệ thống sản xuất khu vực, xây dựng phát triển sản phẩm phần mềm có giá trị, tạo thương hiệu sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, cần tổ chức hệ thống mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa sau bảo hành và cung ứng phụ tùng vật tư được xây dựng

Thứ sáu: Có mụctiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng toàn diện: - Kiến thức

Hiểu biết được những khái niệm về máy tính, công nghệ thông tin và các ứng dụng của công nghệ thông tin. Biết được các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các kiến thức về cơ sở dữ liệu, qui trình phân tích và xây dựng cơ sở dữ liệu. Có kiến thức về tiếng Anh chuyên ngành công nghệ thông tin. Biết được qui trình sản xuất một sản phẩm công nghệ thông tin vai trò của từng cá nhân trong qui trình sản xuất phần mềm. Am hiểu vê phần cứng và các thiết bị ngọai vi, về virus, bảo mật thông tin và an toàn thông tin.

- Kỹ năng

Sử dụng thành thạo máy tính trong công tác văn phòng, khai thác được các thông tin trên mạng. Từ bài toán thực tế có thể xây dựng một ứng dụng công nghệ thông tin vừa và nhỏ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Sử dụng thành thạo một số ngôn ngữ lập trình phổ biến hiện nay, hệ quản trị cơ sở dữ liệu mô hình quan hệ và mô hình Client/Server. Xây dựng được 1 Web site hoàn chỉnh hoặc 1 ứng dụng vừa và nhỏ.

- Chính trị, đạo đức

Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, hiến pháp và pháp luật, ý thức đuợc trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong luôn vươn lên và tự hoàn thiện. Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

- Thể chất và quốc phòng

Có sức khỏe, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng.

Ngoài ra, mỗi doanh nghiệp cần phải tự cứu mình trước, tránh tình trạng trông chờ vào Chính phủ, vào “bầu sữa Nhà nước”. Chỉ khi các doanh nghiệp tự tin, tìm hướng phát triển phù hợp với xu hướng chuyên môn hoá và toàn cầu hoá thì khi đó, ngành mới đóng vai trò thực sự trong sự phát triển chung của nền kinh tế của Việt Nam.

4 TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo phân tích một số công ty trong Ngành công nghệ thông tin 2010 2. Báo cáo CMC 2010

3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011) 4. Sách Trắng 2011

5. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông 6. Bộ Thông tin và Truyền thông (2011)

7. Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin 2011 8. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông 9. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF)

10. http://www.thanhlapdoanhnghiep.pro.vn/thu-tuc-p/10/534/ma-nganh- nghe-lap-trinh-may-vi-tinh-dich-vu-tu-van-va-cac-hoat-dong-may-vi-tinh-duoc-ma- hoa-theo-he-thong-nganh-nghe-kinh-te-viet-nam.aspx

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành đánh giá mức độ tập trung trong ngành 62 ở việt nam và hiệu quả doanh nghiệp năm 2010 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w