Theo các số liệu và kết quả đã phân tích ở chương II, cụ thể là các chỉ số đo lường HHI, CR3, CR4 của các mã ngành, cho thấy hoạt động viễn thông tại Việt Nam năm 2010 đa phần có mức độ tập trung cao đến rất cao; sự canh tranh tương đối thấp trong ngành. Điều này được thể hiện qua chỉ số HHI và CR3 của tất cả các ngành cũng như của toàn ngành là rất cao (HHI toàn ngành lớn hơn 1800 và CR3 toàn ngành là 0.8826).
Mã ngành viễn thông có dây 61100 có mức độ tập trung là cao nhất. Số liệu thống kê cho thấy, chỉ có 4 doanh nghiệp hoạt động trong mã ngành này và ba doanh nghiệp lớn chiếm đến 98,74% thị phần ngành. Phân ngành này có mức độ cạnh tranh thấp nhất, có xu hướng độc quyền do đặc thù của ngành này có khá nhiều rào cản để cho các doanh nghiệp mới cỏ thể gia nhập ngành chịu sự chi phối rất mạnh từ các công ty lớn đặc biệt là VNPT. Với chi phí xây cố định bỏ ra khá lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ hoạt động viễn thông có dây, khả năng sinh lời từ đồng vốn bỏ ra của doanh nghiệp tại mã ngành này không cao cũng như sự phát triển không ngừng của smartphone và internet; có thể dự đoán xu hướng trong tương lai, viễn thông có dây sẽ thu hẹp chỉ còn xuất hiện trong các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
Đối với các mã ngành 61200 và 61909, mức độ cạnh tranh có giảm nhưng vẫn ở mức cao do số lượng doanh nghiệp có sự tăng lên đáng kế. Trong đó, mã ngành viễn thông không dây có 13 doanh nghiệp nhưng thị phần trong ngành vẫn có sự tập trung trong tay các công ty lớn lên tới 98%.
Đặv biệt là mã ngành hoạt động các điểm truy cập Internet 61901 là mã ngành có nhiều doanh nghiệp nhất gồm 37 doanh nghiệp đang hoạt động. Có lẽ chính vì nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động trong một mã ngành nên khiến cho chỉ số tập trung của
mã ngành này rất thấp, hay nói cách khác chỉ số HHI < 1000 chứng tỏ ngành hoạt động các điểm truy cập Internet là phân tán.