Giải pháp quản lý ổn định giá sữa

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo tình hình cạnh tranh ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ sữa ở việt nam (Trang 26 - 28)

IV. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG SỮA VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1. Giải pháp quản lý ổn định giá sữa

Bản chất sữa nói chung là mặt hàng có đường cầu thị trường tương đối dốc, vì ngay cả khi giá cao thì người tiêu dùng vẫn có nhu cầu tiêu dùng. Thực tế thị trường Việt Nam hiện nay bị chi phối bởi vài hãng lớn có sức mạnh về thương hiệu, R&D, hệ thống phân phối, các chuyên gia trong ngành... Họ dễ dàng nắm vị thế dẫn đầu và hợp tác áp đặt cho thị trường mức giá tối đa hoá lợi nhuận của mình. Điều này cuốn theo các hãng nhỏ hơn cũng sẽ phải áp dụng mức giá của mình theo giá của các hãng lớn để tối đa hoá lợi nhuận (theo mô hình Stackelberg).

Tình trạng thông tin bất đối xứng trên thị trường: người bán nắm toàn bộ thông tin thị trường, trong khi người mua lại chỉ được biết những thông tin mà người bán muốn cung cấp. Các chỉ số về chất lượng như độ dinh dưỡng, bảo quản của sữa đều

khá hạn chế. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng điều này để cố tình qua mặt cơ quan kiểm duyệt, “khống” chất lượng sữa lên.

Trước tình hình đó, chúng ta đi đến một số giải pháp quản lý, với mục tiêu chung là tăng tính cạnh tranh trên thị trường; đi kèm với đó là minh bạch hoá thông tin nhằm phát triển thị trường theo hướng lành mạnh hơn.

Về mục tiêu giảm tính độc quyền nhóm, tăng tính cạnh tranh nguồn cung trên thị trường. Trước hết cần phải có những giải pháp hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Đồng thời hạ rào cản gia nhập ngành, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thực phẩm đầu tư kinh doanh sữa. Mới đây, Tập đoàn Massan đang có động thái lấn sân sang thị trường sữa khi Công ty Vinacafe Biên Hòa (công ty mà Massan nắm giữ 50% cổ phần) vừa đăng ký bổ sung mặt hàng sữa vào lĩnh vực kinh doanh. Với tiềm lực tài chính dồi dào của mình, trong tương lai rất có thể chúng ta sẽ được chứng kiến các thương vụ M&A từ Vinacafe nhắm vào các công ty sản xuất sữa vừa và nhỏ như Hanoimilk, Mocchau Milk.

Ngoài ra Chính phủ cũng cần phải nới lỏng chính sách về thuế đang áp lên mặt hàng sữa nhập khẩu, đặc biệt là trong bối cảnh thương mại hoá toàn cầu hiện nay. Tính đến hết năm 2014, các hiệp định FTA mà Việt Nam đã có cam kết thuế suất nhập khẩu trung bình thấp gồm Asean, Asean - Trung Quốc, Asean - Hàn Quốc. Đặc biệt, trong các FTA, cam kết xóa bỏ thuế với các mặt hàng sữa nhập khẩu có hiệu lực chủ yếu vào giai đoạn 2018 và mở ra cơ hội tiếp cận nguồn nhiều hơn nguồn sữa nhập khẩu đồng thời giảm giá sữa cho người tiêu dùng trong nước.

Cơ quan quản lỹ cũng cần khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng, như yêu cầu các hãng công khai thông tin, nghiên cứu tính chính xác trong các công bố công dụng của sữa để người tiêu dùng biết được mức giá có thực sự xứng đáng với chất lượng không.

Một giải pháp nữa cũng được nhắc đến khá nhiều gần đây là việc Bộ Tài chính áp dụng mức trần giá đối với các mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi kể từ 6/2015 đến hết 12/2016. Tuy nhiên, đây chỉ là giả pháp trong ngắn hạn nhằm bảo vệ người tiêu dùng đang phải chịu mức giá sữa quá cao. Có thực tế là sau khi áp giá trần, thị trường sữa sáu tháng đầu năm 2016 tại khu vực thành thị giảm 11% về sản lượng so

với cùng kỳ năm trước. Các quyết định của Chính phủ để hạ giá sữa như thế sẽ khiến một số sản phẩm biến mất trên thị trường, hay một số nhà sản xuất sẽ không có động cơ tạo ra các dòng sản phẩm mới hay thậm chí là một vài công ty có thể cùng nhau rút lui khỏi thị trường.

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo tình hình cạnh tranh ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm từ sữa ở việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w