Xây dựng mạng lưới phân phối

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo thị trường dệt may việt nam xiêm hoàng (Trang 30 - 34)

2. Khuyến nghị một số giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam

2.5. Xây dựng mạng lưới phân phối

Để có thể triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp may Việt Nam cần phải liên kết với nhau về nhân lực và tài chính, với trung tâm là Hiệp hội Dệt – May Việt Nam. Mục tiêu trước mắt là tham gia các hội chợ thương mại quốc tế để giới thiệu các thương hiệu doanh nghiệp có tiếng, như Việt Tiến, May 10, Nhà Bè… với các mẫu mã chất lượng cao đã từng gia công cho khách nước ngoài, nhằm tìm kiếm các nhà buôn trực tiếp mà không cần qua khâu môi giới. Còn các khâu phân phối khác, thì tiếp cận dần dần.

Khuyến khích các công ty lớn thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà nhập khẩu

và bán lẻ nước ngoài, tăng thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm bằng cách sử dụng công nghệ thời trang, chú trọng tới thị trường nội địa và cải thiện đời sống của công nhân.

Xây dựng các tổ chức marketing và hệ thống nước,khu vực và các hãng với các tổ chức quốc tế cống hiến cho sự phát triển tiêu chuẩn, tích cực hỗ trợ ngành, nghiên cứu và phát triển , và có thực tiễn tốt. Hỗ trợ tham gia các triển lãm, hội chợ thương mại quốc tế để tăng khả năng tiếp cận với các người mua tiềm năng.

Tìm kiếm và tận dụng những cơ hội để làm việc trực tiếp với các khách hàng cuối cùng; xây dựng thương hiệu mạnh riêng cho ngành dệt may Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.

Và hơn nữa, chính phủ cần đẩy mạnh chiến dịch Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, tin dùng hàng nội địa, ngành Dệt may cần khai thác triệt để nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào trong nước hơn nữa để phát triển hơn ngành dệt may tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Ngành dệt may đang tăng trưởng mạnh mẽ hằng năm nhờ những cơ hội mà doanh nghiệp Việt Nam có được như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và các lợi ích khi tham gia hàng loạt hiệp định FTA như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc, CTPPP, EVFTA...nên hàng hóa của ngành dệt may được dỡ bỏ hàng rào thuế quan vào các thị trường lớn và tiềm năng. Tham gia vào các hiệp định, nhiều cơ hội đầu tư của các nước vào VN ở các mảng mà trong nước đang thiếu hụt như phụ liệu, dệt, nhuộm, sợi cũng được mở ra. Các nhà đầu tư châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông… cũng đang quan tâm đầu tư sản xuất hàng dệt may tại Việt Nam.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang theo xu hướng bảo hộ và nước Mỹ theo đuổi mục tiêu cân bằng thương mại sẽ làm cho các nước sẽ phải cân đối lại các nguồn lực và đẩy mạnh thế mạnh của mình tạo sức cạnh tranh quốc gia. Ngành dệt may Việt Nam hiện nay dù đang nổi lên là một tên tuổi mới nhưng vẫn chưa đuổi kịp xu thế công nghệ hóa toàn cầu và sự lệ thuộc còn khá lớn vào nguồn nguyên liệu. Những rào cản này cần một tầm nhìn chiến lược mang tính vĩ mô để có thể thay đổi được bộ mặt của ngành. Bởi vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chủ động đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật vào trong sản xuất và quản lý. Chúng ta cũng nên chú trọng đến các quy trình từ trồng bông lấy sợi, dệt sợi, sản xuất sản phẩm may mặc, mẫu mã thời trang để có thể cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác. Ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và dệt may nói riêng cần biết nắm bắt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao năng suất để cạnh tranh được thị trường trong và ngoài nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế vĩ mô, PGS.TS Phí Mạnh Hùng, NXB Đại học quốc gia 2. ThS. VŨ THỊ DIỆP (Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp), Tạp chí Công thương, Đặc điểm ngành Dệt may Việt Nam ảnh hưởng đến phân tích hiệu quả hoạt động.

3. ThS. PHẠM THỊ THANH TÂN (Khoa Kinh tế cơ sở - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp), Tạp chí Công thương, Phân tích về tăng trưởng của ngành Dệt may trong 10 năm qua.

Các tài liệu online:

1. Báo mới, Tăng cường quản lý hóa chất để phát triển bền vững ngành dệt may, truy cập tại: https://baomoi.com/huong-toi-quan-ly-giam-phat-thai-hoa-chat- doc-hai-trong-nganh-det-may/c/32178832.epi

2. FPT Securities, Báo cáo ngành Dệt may 2017:

http://www.fpts.com.vn/FileStore2/File/2018/01/11/FPTS- Textiles %20and%20Clothing%20Industry%20Report-Dec.2017.pdf

3. Báo Công thương, Ngành Dệt may: Phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường, truy cập tại: https://congthuong.vn/nganh-det-may-phat-trien-san-xuat-gan- voi-bao-ve-moi-truong-39861.html 4. http://www.cophieu68.vn/incomestatementq.php?id=VDM&view=ist&year= -1 5. investvietnam.gov.vn: http://investvietnam.gov.vn/vi/nghanh.nghd/17/det- may.html 6. https://www.acb.com.vn/wps/wcm/connect/4df44288-f2fc-4569-b5c8- 94225b854da9/Cap+nhat+thi+truong+det+may+21.02.pdf?MOD=AJPERES 7. https://www.phs.vn/data/research/PDF_Files/analysis_report/vn/20190320/T extile%20and%20Apparel%20Industry%20Report-20190320-V.pdf 8. https://www.vise.com.vn/LinkClick.aspx?fileticket=vMf6WKkEv2A%3D&a mp;tabid=9035&mid=25519

PHỤ LỤC

STT Tên doanh nghiệp Mã CP Sàn Doanh thu (tỷ đồng) 2018 2017 2016

1 Tập đoàn Dệt may Việt Nam VGT UPCom 19101 17446 15462

2 May Việt Tiến VGG UPCom 9717 8452 7526

3 May Phong Phú PPH UPCom 3499 3020 3238

4 Dệt may Hòa Thọ HTG UPCom 4345 3875 3198

5 Dệt may Thành Công TCM HOSE 3662 3209 3071

6 May Việt Thắng TVT HOSE 2357 2530 2492

7 May Đức Giang MGG UPCom 2456 2026 2131

8 Đầu tư và Thương mại TNG TNG HNX 3613 2489 1888

9 May Sài Gòn GMC HOSE 2039 1605 1611

10 May mặc Bình Dương BDG UPCom 1432 1410 1481

11 Dệt - May Huế HDM UPCom 1733 1654 1478

12 Vinatex Đà Nẵng VDN UPCom 741 763 651

13 May Phan Thiết PTG UPCom 369 306 270

14 May Phú Thành MPT HNX 116 106 120

15 May Thanh Trì TTG UPCom 59 62 64

16 Sản xuất - XNK Dệt may VTI UPCom 31 57 61

17 May Phú Thịnh - Nhà Bè NPS HNX 1 5 33

18 Sợi Thế Kỷ STK HOSE 2408 1989 1368

19 Đầu tư và phát triển Đức Quân FTM HOSE 1153 1220 1161

20 Dệt sợi Damsan ADS HOSE 1839 1502 1101

21 Sợi Phú Bài SPB UPCom 852 752 698

22 May mặc miền Bắc TET HNX 39 36 40

23 Everpia EVE HOSE 1180 994 863

24 MIRAE KMR HOSE 431 380 364

25 Đầu tư và phát triển TDT TDT HNX 286 216 146

26 May mặc X20 X20 HNX 1047 1042 1018

27 Công ty 28.1 AG1 UPCom 388 462 480

28 Đầu tư Dệt may Vĩnh Phúc G20 UPCom 163 351

29 May 10 M10 UPCom 2980 3028 2923

30 Thương mại Dịch vụ Thời trang HN HFS UPCom 135 144 140

31 Dệt may Hà Nội HSM UPCom 2545 2348 1987

32 Công ty 28 Hưng Phú HPU UPCom 450 443 393

33 May Hữu Nghị HNI UPCom 1350 1068 1006

34 May Hưng Yên HUG UPCom 673 578 528

35 May Nhà Bè MNB UPCom 4897 4217 4215

36 Dệt - May Nha Trang NTT UPCom 886 890 1049

37 Viện Dệt may VDM UPCom 651

38 Công ty 26 X26 UPCom 616 583 536

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo thị trường dệt may việt nam xiêm hoàng (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w