Đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo thị trƣờng dệt may việt nam (Trang 26 - 27)

2. Khuyến nghị một số giải pháp cho ngành dệt may Việt Nam

2.1. Đổi mới công nghệ

Tuy ngành dệt may là ngành thâm dụng lao động hơn nhưng trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, nếu cứ “bám” vào lợi thế nhân công giá rẻ thì không thể so bì được với các thị trường lớn được. Hơn nữa, chỉ có công nghệ mới đưa ngành công nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Do vậy, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành dệt may. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần mạnh dạn đổi mới quy trình công nghệ, kết hợp đúng mức các trình độ công nghệ hiện có, đầu tư mua sắm thiết bị dệt may đồng bộ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, loại bỏ dần các thiết bị công nghệ lạc hậu, không phù hợp.

Trong xu thế hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trên thế giới đang chuyển đến sản xuất tại Việt Nam nhiều hơn do vậy ta cần chú ý để tiếp nhận tốt sự chuyển dịch này. Chúng ta cần tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới nhằm ổn định khách hàng và từng bước tham gia vào các chuỗi liên kết của họ. Sự liên kết này còn nằm trong chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cùng hệ thống các nhà tiêu thụ sản phẩm. Hướng phát triển của ngành cần được chuyên môn hóa và hợp tác hóa nên do vậy cần đầu tư ngay vào công nghệ mới để tạo bước nhảy vọt về chất lượng và mang lại giá trị gia tăng.

Không chỉ chú trọng đầu tư vào máy móc, trang thiết bị sản xuất, chúng ta cũng nên ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và thanh khoản các hợp đồng gia công, triển khai quản lý rủi ro luồng hàng hóa, tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp… giúp các doanh nghiệp may có thể tối ưu hóa sản xuất, cắt giảm chi phí… Doanh nghiệp có thể quản lý thông tin sản phẩm, quản lý nhà cung cấp, quản lý đơn vị sản xuất, quản lý các đơn vị gia

công và thầu phụ, quản lý nhà tiêu thụ và phân phối lẻ, quản lý thương hiệu một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.

Đối với các dự án các nhà đầu tư trong nước, cần phải cân nhắc kỹ càng trong việc lựa chọn công nghệ. Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần tư vấn, hỗ trợ về thông tin các nguồn cung cấp công nghệ, các thế hệ công nghệ giúp các nhà đầu tư tránh được việc nhập khẩu các công nghệ đã lạc hậu, công nghệ thải hồi của các nước, nhất là các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Trung Quốc,...

Một phần của tài liệu tiểu luận tổ chức ngành báo cáo thị trƣờng dệt may việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w