Khả năng chi trả các nghĩa vụ hiện tại mà không chuyển gánh nặng chi phí

Một phần của tài liệu Thu ngân sách đà nẵng và các giải pháp nhằm tăng tình bền vững cho ngân sách (Trang 36 - 39)

L ỜI CẢM ƠN

3.3.4. Khả năng chi trả các nghĩa vụ hiện tại mà không chuyển gánh nặng chi phí

thế h tương lai (Công bng - Fairness)

Cần có cái nhìn khách quan và công bằng về tính bền vững của ngân sách Đà Nẵng trong thời gian qua. Tuy có những yếu tố chưa bền vững trong thu ngân sách, nhưng trong dài hạn có thể thấy được tính bền vững cho ngân sách.

Đà Nẵng từ chỗ cả thành phố chỉ có hơn 360 con đường có tên, sau 17 năm tăng lên hơn 1.460 con đường có tên. Năm 2003, tại Đà Nẵng chỉ có 69 khách sạn với 2.391 phòng và doanh thu từ du lịch là 231 tỷ đồng, tổng lượt khách đến Đà Nẵng là 517.527 lượt với 123.911 khách quốc tế. Tính đến nay, Đà Nẵng có 61 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng vốn đầu tư 5.786,8 triệu USD (121.523 tỷ đồng), trong đó có 12 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1.431,6 triệu USD (30.064 tỷ đồng) và 49 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 4.355,2 triệu USD (91.460 tỷ đồng). Tổng thu du lịch 7.784,1 tỷđồng tăng 29,8% so với năm 2012 và đạt 119,8% kế hoạch năm. Tổng lượt khách 3.117.558 lượt tăng 17,2% so với năm 2012; trong đó khách quốc tế 743.183 lượt, tăng 17,8% so với năm 2012. Tổng số cơ sở lưu trú đến 31/12/2013 là 391 khách sạn với 13.634 phòng2.

Trong điều kiện nguồn lực của Trung ương và địa phương đều có hạn, Đà Nẵng đã có cách làm sáng tạo, huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là nguồn lực đất đai. Đà Nẵng đã biến nguồn lực đất đai từ tiềm năng thành hiện thực. Đà Nẵng đã chủ động chọn việc xây dựng hạ tầng, phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông đi trước một bước, chấp nhận mất cân đối trước mắt để phát triển lâu dài, bền vững trong tương lai. Trong hoàn cảnh cụ thể, Đà Nẵng tìm tòi lựa chọn phương hướng để phát triển và đã làm được điều đó, nhiều địa phương khác đã không làm được như Đà Nẵng( Bộ Chính trị, 2013).

Nhìn lại 10 năm thực hiện Nghị quyết, kinh tế của thành phố phát triển nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng, thu ngân sách từ năm 2012 – 2013 của Đà Nẵng đã có những kết quả đáng khích lệ và đang có xu hướng bền vững( Nguyễn Phú Trọng, 2013). Trong khi Hà Nội, hay thành phố Hồ Chí Minh đất sốt hơn nhiều lần nhưng nhà nước

không khai thác được mấy đồng, thì Đà Nẵng làm được khá nhiều việc từđồng tiền thu từ đất đai (Hồ Trung Tú, 2013). Năm 2009, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng về thăm Đà Nẵng để học hỏi kinh nghiệm về chính sách đổi đất lấy hạ tầng, nhưng Hà Nội vẫn không áp dụng được gì, hàng loạt tuyến đường quan trọng của Hà Nội làm theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng, sau nhiều năm thi công cầm chừng, đến nay có nguy cơ phải điều chỉnh tổng mức đầu tư hoặc lặp lại dự án, đàm phán lại hợp đồng (Trúc Linh, 2014)

Thành phố Hồ Chí Minh cũng gặp phải thất bại trong chính sách đổi đất lấy hạ tầng, qua các dự án phát triển bán đảo Thủ Thiêm và dự án xây dựng đường Tân Sơn nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (Huỳnh Thế Du & Alex Ngo, 2010).

Khủng hoảng kinh tế thời gian qua đã tác động mạnh đến nhiều mặt kinh tế - xã hội các địa phương trong cả nước chứ không riêng gì Đà Nẵng. Trong khủng hoảng mà Đà Nẵng vẫn phát triển được như hiện nay là đã hết sức nỗ lực, bởi vậy, rất cần những đánh giá công bằng. Đà Nẵng không có tài nguyên khoáng sản gì đáng kể, nguồn vốn của trung ương đầu tư cho thành phố cũng không quá dồi dào. Đất không phải “bán” một lần là xong, mà nó liên tục tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế trung dài hạn. Đơn cử, việc giao đất cho các nhà đầu tư du lịch ven biển, không phải giao xong là hết, mà từđó mới có các resort, khách sạn, nhà hàng… và các đơn vị này tạo công ăn việc làm, đóng thuế, làm cho thành phố phát triển. Để hiểu về đất cần phải hiểu sự vận hành tạo ra giá trị gia tăng của nó chứ không phải đơn giản là mua và bán. Nhìn rộng ra, trong cuộc khủng hoảng hiện nay, đánh giá một cách toàn diện, so sánh với tình hình chung của cả nước, Đà Nẵng vẫn là một trong những điểm sáng. Không phải vô cơ mà ngân hàng thế giới, chọn duy nhất Đà Nẵng đểđầu tư dự án phát triển bền vững ở Việt Nam3.

Nếu như những năm trước đây, cơ cấu thu ngân sách từđất có thời điểm chiếm tới 50% thì năm 2013 chỉ chiếm 25% và trong năm 2014, dự kiến sẽ chiếm 20%, cho thấy nguồn thu của Đà Nẵng đối với sản xuất kinh doanh và dịch vụ đã có những đóng góp đáng kể cho ngân sách thành phố, quy mô đô thịđược mở rộng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và bộ mặt thành phố thay đổi rõ nét, công tác quy hoạch, quản lý đô thị tạo được nhiều ấn tượng

3 Ý kiến phỏng vấn tác giả luận văn đăng trên báo Công An Đà Nẵng ngày 30/8/2013 trong bài: “Đà Nẵng: cần những đánh giá toàn diện, công bằng” do phóng viên Nguyễn Lê thực hiện.

tốt. Đà Nẵng liên tiếp được các tổ chức quốc tế có uy tín đánh giá là thành phố có những ấn tượng tốt về môi trường như: “Một trong 20 thành phố có hàm lượng carbon thấp” do APEC công nhận tháng 11/2012, tổ chức định cư con người Liên Hiệp Quốc tại Châu Á (VN Habitat Châu Á) trao tặng giải thưởng cho Đà Nẵng “Phong cảnh thành phố Châu Á năm 2013”( Văn Hữu Chiến, 2014).

Tiểu kết: Qua phân tích cơ cấu thu- chi ngân sách Đà Nẵng giai đoạn 2002-2012 , dựa trên khung phân tích Schick (2005), được tiếp cận dưới 4 tiêu chí: (1) Khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính hiện tại; (2) Chính sách chi tiêu đảm bảo cho kinh tế tăng trưởng; (3) Khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trong tương lai bằng gánh nặng thuế hiện tại; (4) Khả năng chi trả các nghĩa vụ hiện tại mà không chuyển gánh nặng chi phí lên thế hệ tương lai. Tác giả đánh giá tính bền vững của ngân sách Đà Nẵng trong ngắn hạn, còn có yếu tố chưa thực sự bền vững, đặc biệt trong cơ cấu thu ngân sách còn phụ thuộc vào khoản thu đặc biệt là đất, chi ngân sách chủ yếu chi cho đầu tư phát triển, nguồn chi này có yếu tố bền vững. Đểđánh giá khách quan và công bằng, rõ ràng trong dài hạn, tính bền vững của ngân sách có nhiều yếu tố bền vững hơn, do có độ trễ về mặt thời gian của chính sách nên cần phải có thời gian thì chính sách mới phát huy tác dụng. Mặt khác, trong tương lai chi cho đầu tư phát triển không còn nhiều, thành phố không tập trung cho quy hoạch hạ tầng, đường sá hay giải tỏa, bố trí tái định cư. Nguồn lực từ khu vực tư nhân sẽđảm nhận nhiệm vụ chi này, làm giảm bớt áp lực đầu tư công cho thành phố trong dài hạn.

CHƯƠNG 4

KT LUN VÀ KHUYN NGH CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Thu ngân sách đà nẵng và các giải pháp nhằm tăng tình bền vững cho ngân sách (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)