6. Kết cấu đề tài
2.1.2.4 Về quyền và nghĩa vụ các bên chủ thể trong hợp đồng nhượng
thương mại
Về cơ bản, hệ thống quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam là khá đầy đủ và phù hợp với bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, ở một số chỗ, khi quy định về một số nghĩa vụ cho các bên trong quan hệ hoạt động nhượng quyền thương mại, các quy định của pháp luật Việt Nam vẫn còn thiếu tính thuyết phục.
Tại khoản 3 Điều 286 Luật Thương mại 2005 quy định “ bên nhượng quyền có quyền kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ”. Quy định này còn rất chung chung, không chỉ ra được cụ thể cách thức, phạm vi kiểm soát của bên nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ lợi dụng quy định này can thiệp thô bạo vào việc kinh doanh tưởng như độc lập của bên nhận quyền, mặt khác, bên nhận quyền cũng có thể “ranh” khi sử dụng quy định này để yêu cầu bên nhượng quyền không được can thiệp vào những việc cụ thể, nội bộ kinh doanh riêng của bên nhận quyền. Điều 286 khoản 3 Luật thương mại 2005 quy định về quyền kiểm tra, giám sát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền. Tuy nhiên, điều luật chưa làm rõ về giới hạn, phạm vi, cách thức thực hiện quyền kiểm tra, giám sát này của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền. Điều 288 Luật thương mại 2005 mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính chất định hướng về quyền của bên nhận quyền, chưa quy định cụ thể những điều kiện hay giới hạn để thực hiện quyền này, điều này dẫn đến tình trạng mập mờ trong quy định của pháp luật, bên nhận quyền không biết đâu là chính xác để thực hiện quyền của mình. Tại khoản 2, Điều 284 luật thương mại 2005 quy định “ bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh” quy định như vậy có nghĩa là vấn đề trợ giúp cho bên nhận quyền của bên nhượng quyền không phải là bắt buộc, bên nhượng quyền có thể thực hiện hoặc không. Tuy nhiên khoản 2, Điều 287 luật thương mại lại quy định bên nhượng quyền có nghĩa vụ cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên nhận quyền để tién hành điều hành kinh doanh theo hệ thống nhượng quyền thương mại. Như vậy đã có sự mâu thuẫn trong quy định
của hai điều luật này. Mặt khác qua thực tế ta có thể thấy quy định như Điều 284 luật thương mại 2005 là chưa hợp lý vì nếu bên nhượng quyền không trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành kinh doanh thì hệ thống luật thương mại 2005 không đảm bảo tính đồng bộ và khó có thể tồn tại phát triển được.
Theo pháp luật Việt Nam, cung cấp thông tin là một trong những nghĩa vụ quan trọng của bên nhượng quyền trong suốt quá trình kinh doanh, vấn đề này được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Tuy nhiên đối với bên nhận quyền, quy định của pháp luật lại có phần lỏng lẻo, theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP “bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho bên nhượng quyền mà bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định trao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền”, như vậy nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên nhận quyền chỉ tồn tại trước khi kí kết hợp đồng.
2.1.2.5 Các quy định về điều kiện trở thành chủ thể nhượng quyền thương mại
Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 35/2006/NĐ- CP có quy định về điều kiện trở thành bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, theo đó thương nhân chỉ được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm ở Việt Nam. Nếu trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 1 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại. Quy định này cản trở việc mong muốn nhượng quyền của nhiều nhà nhượng quyền.
2.1.2.6 Các quy định về thời hạn và chấm đứt hợp đồng nhượng quyền thương
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự, khi hợp đồng chấm dứt các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nhưng đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại, đối tượng của hợp đồng là tài sản vô hình nên các bên rất khó, thậm chí không thể hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Chính vì vậy tranh chấp rất dễ phát sinh, do vậy, pháp luật cần quy định rõ ràng trong trường hợp này.
2.1.2.7 Một số bất cập
Trong khái niệm của nó chưa bao hàm được các vấn đề như chủ thể trong quan hệ phải độc lập, đối tượng là tài sản vô hình, hệ thống phải đồng bộ…Do vậy, cần phải có quy định bao hàm tất cả những yêu cầu thuộc về bản chất của hoạt động nhượng quyền thương mại kể trên, để điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại được hiệu quả.
Thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 291 Luật Thương mại 2005, Điều 18 Nghị định 35/2006/NĐ-CP và Thông tư 09, theo các quy định này Sở Thương mại là cơ quan có trách nhiệm đăng ký đối với hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước, Bộ Thương mại là cơ quan có trách nhiệm đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm cả hoạt động từ khu chế xuất, khu phi thuế quan, các khu vực hải quan riêng. Tuy nhiên, các quy định này cũng bộc lộ thiếu xót, đó là chưa quy định thẩm quyền của cơ quan có trách nhiệm giải quyết việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào các khu chế xuất, khu phi thuế quan, các khu vực hải quan riêng. Điều này làm cho những doanh nghiệp trong khu vực này lúng túng khi đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, vì không biết phải đến cơ quan nào để đăng ký.
Tính đến hiện nay, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam chưa nhiều, mới chỉ tính trên đầu ngón tay nhưng các quy định lại không thống nhất và còn chồng chéo, khái niệm về nhượng quyền thương mại cũng chịu sự điều chỉnh của 2 văn bản pháp luật là luật chuyển giao công nghệ 2006 và luật thương mại 2005. Theo quy định tại Điều 12 của Luật chuyển giao công nghệ thì việc chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các hình thức sau:
“1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập;
2. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây: a) Dự án đầu tư;
c) Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
d) Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao công nghệ; 3. Hình thức chuyển giao công nghệ khác theo quy định của pháp luật.”
Theo luật Luật chuyển giao công nghệ 2006 thì nhượng quyền thương mại là một loại chuyển giao công nghệ và nằm dưới sự quản lý của bộ khoa học công nghệ. Tuy nhiên luật thương mại lại xác định nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại và chịu sự quản lý của bộ thương mại. Như vậy, nhượng quyền thương mại dường như đang bị kẹt giữa hai cơ quan quản lí nhà nước là bộ thương mại và bộ khoa học công nghệ mà mỗi bộ có một định nghĩa và quy định khác nhau. Nếu xác định nhượng quyền thương mại thuộc sự điều chỉnh của luật thương mại thì các thương nhân tiến hành nhượng quyền sẽ đăng kí theo quy đinh luật thương mại, nhưng nếu xác định nhượng quyền thương mại thuộc sự điều chỉnh của luật chuyển giao công nghệ thì các doanh nghiệp sẽ đăng kí với cục sở hữu trí tuệ và bộ khoa học công nghệ. Như vậy đặt các doanh nghiệp vào thế bị kẹt giữa việc đăng kí với bộ thương mại và bộ khoa học công nghệ.
2.2.3. Sự khác biệt giữa hợp đồng nhượng quyền thương mại và một số hợp đồng khác
2.2.3.1. Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại với hợp đồng đại lý
Thứ nhất là cách bài trí cửa hàng. Đây là điểm khác biệt dễ thấy nhất trong hợp đồng nhượng quyền thương mại và hợp đồng đại lý. Đối với hợp đồng nhượng quyền bên nhận quyền bắt buộc phải bố trí thiết kế cửa hàng theo đúng quy định của bên nhượng quyền. Nhưng với các hợp đồng đại lý, bên nhận đại lý được toàn quyền quyết định việc bài trí cửa hàng, không chịu bất kỳ sức ép nào từ bên giao đại lý.
Thứ hai về phí. Hợp đồng đại lý quy định bên giao đại lý trả phí cho bên đại lý dựa trên doanh số bán được. Còn trong hợp đồng nhượng quyền, bên nhận quyền phải trả phí cho bên nhượng quyền.
Thứ ba về tư cách pháp nhân. Trong hợp đồng nhượng quyền, bên nhận quyền là một pháp nhân độc lập, tự tiến hành phân phối hàng hoá, dịch vụ cho
chính mình và tự hoạch toán tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình. Còn trong hợp đồng đại lý, bên nhận đại lý chỉ là đại diện của doanh ngiệp trong việc phân phối, cung ứng dịch vụ theo mức giá quy định của doanh nghiệp đó.
2.2.3.2 Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại với hợp đồng chuyển giao công nghệ
Thứ nhất, về tính chất. Nếu như hợp đồng nhượng quyền thương mại là sự thỏa thuận giữa bên nhận quyền và bên nhượng quyền, theo đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, quy trình kinh doanh, công nghệ…thì hợp đồng chuyển giao công nghệ là hình thức chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu công nghệ để ứng dụng vào quy trình sản xuất, kinh doanh. Như vậy, đối tượng chuyển giao trong hai loại hợp đồng này khác nhau. Trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, bên có quyền chuyển giao có thể chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công nghệ. Nhưng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, đối tượng chuyển giao chỉ có thể là quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ.
Thứ hai là về mục đích. Trong hợp đồng chuyển giao công nghệ, khi tham gia quan hệ chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao chỉ nhằm mục đích ứng dụng nó vào quá trình sản xuất để tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Còn trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, mục đích tham gia quan hệ nhượng quyền của bên nhận quyền là việc tìm kiếm lợi nhuận bằng cách khai thác giá trị thương hiệu đã thành công của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền trở thành thành viên trong mạng lưới kinh doanh của bên nhượng quyền – điều này không có trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Thứ ba, về phạm vi đối tượng chuyển giao của hợp đồng. Đối tượng của hợp đồng chuyển giao công nghệ là “chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo…kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua”. Còn đối tượng chuyển giao của hợp đồng nhượng quyền thương mại là “quyền thương mại”, bao gồm các quy trình, cách thức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định, quy trình quản lý, huấn luyện nhân viên, thiết kế địa điểm kinh doanh…
2.2.3.3 Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại với hợp đồng li xăng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
Thứ nhất về đối tượng của hợp đồng. Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại rộng hơn và bao quát hơn so với hợp đồng li – xăng. Nếu đối tượng của hợp đồng li – xăng chỉ là quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, bao gồm sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, bản quyền tác giả, bí mật kinh doanh, giống cây trồng mới, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn thì trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ là một phần của hoạt động chuyển giao, vì bên cạnh đó, bên nhượng quyền còn chuyển giao cách thức, bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, thiết kế, trang trí địa điểm kinh doanh…nói một cách tổng quát là chuyển giao cả phần nội dung và hình thức của quy trình kinh doanh.
Thứ hai, về vấn đề phí : Phí trong hợp đồng lisence là phí trả cho từng đối tượng lisence cụ thể, còn phí trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là khoản tiền trả cho việc sử dụng tổng hợp mọi quyền sở hữu trí tuệ được giao bởi bên nhượng quyền.
Thứ ba, về sự hỗ trợ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền là toàn diện và liên tục, mối liên hệ giữa các chủ thể rất chặt chẽ, bên nhận quyền phải tuân theo các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật do bên nhượng quyền đặt ra đồng thời phải chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền. Đổi lại, bên nhượng quyền có nghĩa vụ tiếp tục phát triển hệ thống bí quyết, phương thức kinh doanh và liên tục chuyển giao các bí quyết, phương thức này cho bên nhận quyền. Vấn đề phát triển hệ thống bí quyết này bao gồm việc đào tạo cho nhân viên của bên nhận quyền đến việc củng cố, phát triển các bí quyết, giám sát hoạt động của bên nhận quyền và hỗ trợ bên nhận quyền trong suốt thời hạn có hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Còn trong hợp đồng li – xăng chỉ có sự hỗ trợ ban đầu khi bên chuyển giao chuyển nhượng các đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển giao.
2.2. Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam từ 2012 đến nay
2.2.1 Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại của một số doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Tại Việt Nam hoạt động nhượng quyền thương mại đã xuất hiện từ những năm 1990, với chủ trương thực hiện lộ trình mở cửa thị trường trong các lĩnh vực phân phối, quy mô dân số trên 90 triệu người, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao nên Việt Nam được đánh giá là một thị trường hấp dẫn trong khu vục. Một trong những phương thức kinh doanh mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế đó là nhượng quyền thương mại, mặc dù mới du nhập vào Việt Nam nhưng phương thức này được áp dụng rộng rãi trên các lĩnh vực khác nhau. Trước tình hình đó nhà nước ta đã có những quy định về nhượng quyền thương mại khá đầy đủ trong hệ thống luật và các văn bản hướng dẫn thi hành như Luật thương mại 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005, Luật chuyển giao công nghệ 2006, Luật cạnh tranh 2004 và Nghị định 35/2006/NĐ-CP…...Điều đó đánh dấu sự thừa nhận của Nhà nước về phương thức kinh doanh theo lối nhượng quyền.
Theo thống kê của Bộ công thương trong thời gia từ ngày 13/02/2015 đến ngày 3/4/2019 trên cả nước có 80 doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền vào Việt Nam và 4 doanh nghiệp Việt Nam nhượng quyền ra nước ngoài.1 Những thương hiệu nước ngoài cũng đang phát triển rầm rộ tại Thành phố Đà Nẵng như: Lotteeria, KFC, Pizza Hut, Illy Café, Chili’s, Big C, Metro Cash & Carry, OSIM, Trường đào tạo Việt Mỹ…Các lĩnh vực mà những thương hiệu này đầu tư vào Việt Nam năm 2019 chiếm tỉ trong như sau: Lĩnh vực nhà hàng 43,7%, thời trang 19,3%, giáo dục đào tạo 14,1%, cửa hàng tiện lợi 2,2%, cửa hàng bán lẽ khác 10,4%, sản xuất buôn bán các dịch vụ khác 10,3%.2 Có thể thấy đa phần các thương hiệu này kinh doanh chủ yếu ở các lĩnh vực nhà hàng, thực phẩm, ví dụ như KFC và Lotteria là một trong những của hàng kinh doanh thức ăn nhanh
phát triển nhanh chóng trên địa bàn thàng phố Đà Nẵng hiện nay, hầu như có mặt ở tất cả các vị trí đẹp trong thành phố và là một thương hiệu được nhiều người