Chủngvi khuẩn
3.2.4 Công nghệ BDS [12].
Do vẫn chưa được áp dụng thực tế vào quy mô công nghiệp nên hiện nay vẫn chưa có sơ đồ công nghệ tối ưu nào về quá trình BDS. Dưới đây là đề xuất một sơ đồ công nghệ đơn giản để khử các hợp chất chứa lưu huỳnh trong các phân đoạn dầu mỏ.
Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ đơn giản khử lưu huỳnh bằng vi sinh vật [12].
Thiết bị tách Dầu đã khử lưu huỳnh Nước Dầu Vi sinh vật và nước Sản phẩm phụ Xúc tác thải Dinh dưỡng bổ xung Nguyên liệu Vi sinh vật và nước tuần hoàn Lò phản ứng sinh học
Thuyết minh sơ đồ:
Các vi sinh vật được cho vào trong một bồn chứa, rồi người ta sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và khí Oxi để các vi sinh vật phát triển và sinh sôi. Trong bồn chứa, dưới tác dụng của cánh khuấy, nó sẽ khuấy trộn đều các chất dinh dưỡng và Oxi để các vi sinh vật có thể tiếp xúc và lấy chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. Và quá trình trao đổi chất của vi sinh vật sẽ thải ra khí Cacbonic.
Sau khi các vi sinh vật được nuôi dưỡng thì sẽ được dẫn vào bồn phản ứng sinh học đã có chứa dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao. Dưới tác dụng của cánh khuấy trong bồn phản ứng sinh học, nó sẽ khuấy trộn mạnh làm tăng sự tiếp xúc của vi sinh vật với hợp chất chứa lưu huỳnh. Trong bồn phản ứng sinh học sẽ được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và sục khí Oxi đế làm tăng sự hoạt động của các vi sinh vật. Tại đây, các vi sinh vật sẽ tiết ra những enzym để cắt đứt lưu huỳnh ra khỏi các hợp chất chứa lưu huỳnh. Và quá trình khử lưu huỳnh sẽ làm giải phóng khí Cacbonic. Tiếp đó, sản phẩm của bồn phản ứng sinh học đầu tiên sẽ được dẫn vào bồn phản ứng thứ hai và ba, để nhằm mục đích khử lưu huỳnh một cách triệt để nhất. Các quá trình khử lưu huỳnh cũng tương tự như ở bồn phản ứng đầu tiên.
Sản phẩm đi ra từ bồn phản ứng sinh học cuối cùng sẽ được đưa vào bộ phận phân tách để tách lưu huỳnh và dầu thô ra. Sau đó dầu thô đã được khử lưu huỳnh sẽ tiếp tục được tách nước ra khỏi đầu thô và thu hồi lại các vi khuẩn và enzym. Cuối cùng ta thu được dầu thô đã sạch lưu huỳnh.