BÁO CHÍ NGOẠI GIAO
Trong điều kiện báo chí còn gặp nhiều khó khăn, sự đầu tư về nguồn nhân lực, vật lực cho còn hạn chế, chưa tương xứng với tình hình mới; nội dung thông tin của báo chí trong nước vẫn thiếu chiều sâu, thiếu sức thuyết phục; có nhiều thông tin nhấn mạnh những mặt trái, tiêu cực, vô hình chung làm cho đồng bào ta ở nước ngoài có cái nhìn thiếu thiện cảm về tình hình trong nước; việc chuyển ngữ một số ấn phẩm báo chí chưa kịp thời; hình ảnh đất nước, con người Việt Nam chưa được quảng bá tương xứng với tầm vóc, vị thế hiện nay; nhiều trường hợp vẫn còn bị động, lúng túng, chưa phản ứng kịp thời trong đấu tranh phản bác các thông tin xuyên tạc, luận điệu sai trái; chưa có nhiều các bài viết, các luồng thông tin sắc bén để chế áp thông tin xấu; nhiều thông tin còn sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng.
Công tác định hướng thông tin có thời điểm chưa kịp thời, chưa trúng, chưa đúng tầm; cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp có lúc còn bị động, lúng túng, nhất là trước những vấn đề phức tạp mới nảy sinh.
Hiện nay, việc đưa thông tin trong nước đến với thế giới đã trở nên dễ dàng hơn nhờ mạng internet. Tuy nhiên, làm thế nào để đồng bào ta ở nước ngoài, người dân và chính quyền các nước biết, tiếp nhận hoặc chủ động tiếp nhận thông tin từ nguồn chính thống trong nước đang là vấn đề đặt ra, đòi hỏi báo chí thông tin đối ngoại phải có sự đổi mới cả về nội dung và phương thức tuyên truyền, nhất là đối với báo chí điện tử, lực lượng giữ vai trò nòng cốt trong công tác thông tin đối ngoại.
Do đó, để phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ ngoại giao, báo chí cần bám sát quan điểm, đường lối của Đảng về đối ngoại, thể hiện rõ quan điểm, lập trường của
Đảng và Nhà nước ta, đó là Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển; kiên trì xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định; giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau. Trên cơ sở đó, các cơ quan chỉ đạo, quản lý và cơ quan báo chí , phóng viên, nhà báo cần nhận thứ rõ quan điểm và thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau theo tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng : Thứ nhất là, khách quan trung lập, truyền tải thông tin toàn diện, chân thực, trao đổi nội dung thông tin, phù hợp với định hướng thông tin đối ngoại; khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân có chuyên mục, bài viết hay phục vụ công tác ngoại giao và thông tin đối ngoại.
Thứ hai là, xây dựng, hoàn thiện và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí đối ngoại, đặc biệt là các chuyên gia đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái. Tăng cường ngân sách cho đào tạo, bồi dưỡng, có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho những người làm công tác thông tin đối ngoại.
Thứ ba là, tăng cường hợp tác quốc tế, mời phóng viên báo chí nước ngoài vào Việt Nam để đưa tin, viết bài; hợp tác với các cơ quan báo chí nước ngoài để xây dựng các bài viết, phóng sự quảng bá hình ảnh Việt Nam; đồng thời chủ động tạo điều kiện tiếp xúc, giao lưu, hợp tác, phát huy thế mạnh của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động báo chí đối ngoại.
Thứ tư là, tích cực, chủ động, kịp thời thông tin tuyên truyền về thành tựu của công cuộc đổi mới; về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta; tiềm năng phát triển và hợp tác của Việt Nam; về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa và những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. Tăng cường thông tin về kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư nước ngoài, xúc tiến thương mại, du lịch, hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thứ năm là, tăng cường đầu tư ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo, bồi dưỡng; quan tâm đầu tư, đổi mới và hiện đại hóa cơ sở vật
chất, kỹ thuật của các cơ quan báo chí đối ngoại, đặc biệt là các cơ quan báo chí đối ngoại chuyên biệt, báo chí điện tử. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc biệt về tài chính phục vụ hoạt động báo chí đối ngoại. Chuyển đổi cơ chế cấp phát kinh phí sang hình thức đặt hàng trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình báo chí./.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, mặc dù tình hình quốc tế bất ổn, khó lường nhưng theo đánh giá của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thì năm qua là một năm rất thành công của công tác ngoại giao, đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Để có thành công đó, không thể không nhắc đến vai trò của thông tin tuyên truyền đối ngoại, trong đó đội ngũ phóng viên báo chí đã có những đóng góp đáng kể.
Báo chí không những đưa tin nhanh chóng, đầy đủ các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, mà còn phối hợp quảng bá hình ảnh đất nước, đưa Việt Nam ra thế giới và đưa bạn bè thế giới đến với Việt Nam, trở thành một kênh truyền thông hiệu quả, rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới. Quan trọng hơn, báo chí đã phối hợp chặt chẽ với ngoại giao làm tốt công tác duy trì môi trường hòa bình, ổn định, đấu tranh dư luận trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Những nỗ lực chung giữa báo chí và ngoại giao đã giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn chính nghĩa của Việt Nam, người dân trong nước ủng hộ chủ trương đúng đắn và những nỗ lực, biện pháp của Đảng, Nhà nước nhằm củng cố môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu, tác giả nhận thấy giữa báo chí và ngoại giao nói riêng hay báo chí với các lĩnh vực đời sống trong xã hội nói chung luôn có sự tác động qua lại, hai chiều, gắn bó chặt chẽ. Đặc biệt trong giai đoạn này, khi quá trình hội nhập sẽ kéo theo những cơ hội và thách thức
đan xen cùng nhiều nguy cơ mới đe dọa sự ổn định của đất nước, của thế giới. Do đó, hơn bao giờ hết, các cơ quan báo chí, người làm báo cần phải nắm vững và thực hiện tốt những nguyên tắc cơ bản của báo chí cách mạng Việt Nam và nêu cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam.