Các chỉ tiêu sinh trưởng được theo dõi trên vườn ươm

Một phần của tài liệu Ảnh Hưởng Của Chế Độ Che Sáng Đến Sinh Trưởng Của Cây Sói Rừng (Sarcandra Glabra) Tại Vườn Ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên​ (Trang 26 - 30)

- Chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính: 30 ngày đo 1 lần, dùng thước kẹp kính để đo.

- Chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao: 30 ngày đo 1 lần, dùng thước xăng- ti-mét (cm) để đo.

- Chỉ tiêu sinh trưởng của lá: 30 ngày theo dõi lần – Đếm số lá trên cây, đánh dấu những lá đã đếm.

3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Từ những số liệu thu thập được qua công tác ngoại nghiệp, tiến hành tổng hợp trên Excel.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây Sói rừng tại khu vực nghiên cứu

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ cây sống của cây Sói rừng

Công thức TN

Thời gian định kỳ theo dõi (ngày)

30 ngày 60 ngày 90 ngày

Cây Sống Tỉ lệ (%) Cây Sống Tỉ lệ (%) Cây Sống Tỉ lệ (%) Công thức 1 84 93,33 82 91,11 80 88.88 Công thức 2 89 98,88 88 97,77 88 97,77 Công thức 3 88 97,77 88 97,77 87 96,66 Công thức 4 82 91,11 79 87,77 76 84,44 Trung Bình 85,75 95,27 84,25 93,60 82,75 91,93

Dẫn liệu từ bảng 4.1 cho thấy, Các công thức thí nghiệm khác nhau cho tỷ lệ sống của cây Sói rừng là khác nhau. Ở các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ sống có sự thay đổi cụ thể là giảm xuống, trung bình các công thức theo dõi ngày 30 đạt tỷ lệ 95,27% đến ngày 60 tỷ lệ sống trung bình là 93,60% và đến ngày 90 thì tỷ lệ sống trung bình là 91,93%. Sau 90 ngày theo dõi có thể nhận thấy công thứ 2 cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,77%, được che sáng ở mứa che bóng phù hợp nhất, nên cây Sói rừng phát triển tốt hơn so với các công thức khác. Công thức 4 có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 84,44%. Do bị che sáng ở mức lưới che quá dày nên cây bị thiếu ánh sáng và sinh trưởng kém nhất.

+ Giai đoạn 30 ngày

- Tỉ lệ % cây sống 4 công thức che sáng có sự giảm nhẹ. Công thức 2 có tỷ lệ sống cao nhất là 98,88%, thấp nhất là công thức 4 có tỷ lệ 91,11%.

- Trong 4 công thức che sáng sau 60 ngày theo dõi thì tỉ lệ % cây sống là khá cao, cụ thể tỉ lệ sống cao nhất là công thức 2 (che sáng 25%) và công thức 3 (che sáng 50%) đạt 97,77% trên cả 3 lần lặp, và tỉ lệ sống thấp nhất là công thức 4 (che sáng 75%) chỉ đạt 87,77% trên cả 3 lần lặp

+ Giai đoạn 90 ngày

- Nhìn chung sau 90 ngày theo dõi thì tỷ lệ sống trung bình là 91,93%. Sau 90 ngày theo dõi có thể nhận thấy công thức 2 (che sáng 25%) cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,77%, công thức 4 (che sáng 75%) có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 84,44%.

Hình 4.1.Tỷ lệ % cây Sói rừng sống sau 90 ngày

Hình 4.2. Hình ảnh minh họa 88,88% 97,77% 96,66% 84,44% CT1 CT2 CT3 CT4

Bảng 4.2. Phân tích phương sai một nhân tố đối với tỉ lệ sống của cây Sói rừng sau 90 ngày theo dõi

ANOVA

Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 182,9167 3 60,97222 17,84553 0,000665 4,066181

Within Groups 27,33333 8 3,416667

Total 210,25 11

Đặt nhân tố A là các công thức che sáng ở thí nghiệm

Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm

Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm

So sánh: ta thấy FA =17,84553> F05 = 4,066181

Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tốA tác động không đồng đều đến tỷ lệ sống của cây Sói rừng. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.1 có thể thấy, CT2 có ảnh hưởng tốt nhất đến tỉ lệ sống của cây Sói rừng so với các công thức còn lại.

Một phần của tài liệu Ảnh Hưởng Của Chế Độ Che Sáng Đến Sinh Trưởng Của Cây Sói Rừng (Sarcandra Glabra) Tại Vườn Ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên​ (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)