Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất

Một phần của tài liệu Đánh Giá Công Tác Quản Lý Xử Lý Chất Thải Rắn Tại Nhà Máy Phân Phối Sản Phẩm Của Công Ty Daiso (Trang 39)

- Thuận lợi: do ý thức của người dân khá cao đẩy tinh thần tự giác với cộng đồng và đạo đức nghề nghiệp của người Nhật Bản. Hầu hết người Nhật luôn có ý thức giữ mọi hoạt động của họ luôn sạch sẽ khi tác động đến môi trường.

Kĩ thuật máy móc hiện đại

Nhà máy tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Khó khăn: Do người lao động và thực tập sinh chuyển đến với nhiều

nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau nên khó thống nhất được cách tuyên truyền và ý thức bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia khác nhau.

-Bài học kinh nghiệm:

Qua đề tài giúp em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học và hoàn thiện một khóa luận tốt nghiệp. Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong thực tiễn.

Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu tham khảo. Đề tài là cơ sở để lựa chọn, áp dụng các biện pháp quản lý môi trường sao cho phù hợp, có chọn lọc ở Việt Nam mang lại hiệu quả cao.

Trải qua thời gian thực tập tại Nhật Bản, bản thân em được trải nghiệm nhiều hơn một đất nước.được biết thêm về văn hóa, con người, phong tục tâp quán .được nói chuyện tiếp xúc nhiều hơn về con người Nhật Bản.

Em được biết nhiều hơn về cách bảo vệ môi trường,quản lí môi trường của người nhật.

Biết cách phân loại rác, nâng cao sự hiểu biết của bản thân trong việc bảo vệ và quản lí môi trường.

Được tìm hiểu và quan sát cách sống và làm việc thông qua những người công nhân nhật tại nhà máy.

Em đã học được rằng ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân sẽ quyết định và làm nên nên thành công của một tập thể.

Nếu mỗi người trong chúng ta đều có ý thức bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi thì những nơi chúng ta đặt chân đến đều đẹp và sạch sẽ.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN 5.1. Kết luận.

- Daiso là một trong những hệ thống bản lẻ tốt nhất tại Nhật Bản bao gồm nhiều mặt hàng khác nhau. Tại Daiso, người tiêu dùng có thể tìm thấy phụ kiện làm đẹp, đồ gia dụng, đồ làm vườn, văn phòng phẩm...

Daiso hiện đang bày bán hơn 100.000 sản phẩm, trong đó có hơn 40% là hàng nhập khẩu, đa số được sản xuất ở Trung Quốc. Daiso có cửa hàng ở 25 quốc gia và các vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

- Nơi thực tập: Nhà máy phân phối sản phẩm của công ty Daiso chi nhánh Niigata với diện tích đất 26.253,62 m2, diện tích xây dựng: 9.013,68 m2 Gồm 3 tòa nhà, sân (nơi để ô tô của công nhân viên), nhà kho, khu tập kết rác. Số lượng công nhân viên 128 người:1 Quản lí, 2 kế toán, 5 leader, 34 công nhân Việt, 86 công nhân Nhật

- Sản phẩm từ các nhà máy sản xuất +các sản phẩm nhập khẩu sẽ được chuyển đến nhà máy. Từ đây công nhân sẽ phân loại rồi chuyển đến từng cửa hàng nhỏ, theo 4 công đoạn :pikkingku, indason, suita, fainaru.

Hàng hóa được nhập về và xuất đi tăng giảm theo các ngày trong tuần và các tháng trong năm.

-Phân loại rác thành 3 loại chính: Rác cháy được, rác không cháy được, rác tài nguyên, ngoài ra còn một số loại rác khác (rác thu gom ,rác công kềnh). Vì là nhà máy cung cấp và bán ra thị trường hơn 100.000 sản phẩm là các mặt hàng gia dụng .bao gồn đồ ăn nước uống các vật dụng cá nhân.đồ dùng gia đình.chất thải rắn của của công ty bao gồm cả nhựa sắt, thức ăn,bao bì li nông....phần lớn rác của nhà máy là rác tài nguyên chủ yếu là bìa caton khoảng 200 đến 300 kg một ngày. Nhà máy tuân thủ quy định đổ rác và phân loại rác .

5.2.Kiến nghị

“Học đi đôi với hành”để đi từ sách vở ra ngoài thực tế thì việc đi thực tập là rất cần thiết và đã là sinh viên thì đều phải trải qua quá trình thực tập.

Và em cũng như các bạn sinh viên khác nhưng em lựa chọn thực tập nước ngoài và cụ thể là em thực tập tại Nhật Bản. Em thấy thực tập tại nước ngoài rất ý nghĩa và thiết thực ngoài việc hoàn thành chương trình thực tập em còn được biết thêm về một đất nước, biết thêm một ngôn ngữ, được tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của người Nhật.được đi du lịch đến nhiều nơi nổi tiếng, được ngắm hoa anh đào của thành Osaka, được đến thủ đô Tokyo nổi tiếng của Nhật Bản, được tận hưởng cảnh đẹp bốn mùa của đất nước này, được học hỏi kinh nghiệm làm việc của người Nhật, phong cách sống của họ => đó là những trải nghiệm rất tuyệt vời mà em đã cảm nhận được sau một năm thực tập tại Nhật Bản.

Em hi vọng nhà trường nói chung và khoa quản lí tài nguyên nói riêng sẽ có nhiều hơn nữa những chương trình như vậy. Để tất cả các bạn sinh viên trong trường có nhiều cơ hội hơn nữa phát triển bản thân, nâng cao kĩ năng mềm, là hành trang bước đệm cho các công việc trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chuyên gia Aki Nakauchi – Cục Sức khỏe Môi trường – Bộ Môi trường Nhật Bản.

2. Bách khoa toàn thư.

3. Bộ Tài Nguyên và Môi trường & Ngân hàng Thế Giới (2010). Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam năm 2010, Chất thải rắn.

4. Nghị định 38/2015 ND-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu. 5. Nguyễn Xuân Nguyên (2004), Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn -

Nxb Khoa học kỹ thuật

6. Nghị định 38/2015 ND-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu 7. Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự (2001), Quản lý Chất thải rắn - Nxb Xây dựng. 8. Vấn đề “nóng” của Nhật Bản 25 / 9/ 2015. [1]https://moitruong.net.vn/hoc-cach-nguoi-nhat-bao-ve-moi-truong-song/ [2]https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba_l%C3%BD_Nh% E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n [3]https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_tr%E1%BB%8B_Nh%E1% BA%ADt_B%E1%BA%A3n [4]https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n [5]https://japan.net.vn/dan-so-nhat-ban-dung-thu-may-the-gioi-3046.htm [6]https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n [7]https://traumvietnam.com/tinh-niigata-nhat-ban [8]http://redsvn.net/kinh-nghiem-kiem-soat-o-nhiem-moi-truong-cua-nhat- ban2/ [9] https://vi.wikipedia.org/wiki/Daiso

Một phần của tài liệu Đánh Giá Công Tác Quản Lý Xử Lý Chất Thải Rắn Tại Nhà Máy Phân Phối Sản Phẩm Của Công Ty Daiso (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)