Hình 4.5 Van phân phối 4/3
1 – Vít điều chỉnh, 2 – cuộn dây của nam châm, 3 – lò xo, 4 – piston phân phối, 5 – Giắc cắm, 6 – than cơ cấu phân phối, 7 – lỗ giảm chấn, 8 – vòng gioăng làm kính, 9 – lõi thép từ, A,B – cửa nối với cơ cấu chấp hành, P – cửa nối với bơm, T – cửa nối với ống xả về thùng.
Van khóa lẫn
Van tác dụng khóa lẫn dùng để giữ cho cơ cấu chấp hành ( piston nâng hạ cần, động cơ thủy lực) ở một vị trí nào đó khi bơm đột ngột bị hỏng hoặc vì lý do nào đó mà áp suất làm việc phía dưới van tác dụng khóa lẫn giảm, tránh hiện tượng tụt hàng
Kết cấu van an toàn tác dụng khóa lẫn thực ra là lắp hai van một chiều điều khiển được hướng chặn. Khi dòng chảy từ A1 qua B1 hoặc A2 qua B2 theo nguyên lý một chiều, nhưng khi dầu chảy từ B2 về A2 thì phải có tín hiệu điều khiển A1 hoặc khi dầu chảy từ B1 về A1 thì phải có tín hiệu điều khiển A2
Hình 4.6 Van khóa lẫn
Van một chiều
Van một chiều có tác dụng giữ cho dầu đi theo một chiều nhất định, khi mở van một chiều phải có sưc cản nhỏ nhất để chất lỏng chảy qua dễ dàng, ít tổn thất năng lượng. Vì vậy lò xo giữ van phải thật nhỏ đủ để ép sát nắp van vào thành van. Ngược lại thì chính áp lực chất lỏng sẽ áp chặt nắp van vào thành van ngăn không cho chất lỏng đi theo chiều ngược lại.
Hình 4.7 Van một chiều
Bộ ổn định tốc độ
Bộ ổn định tốc độ là cơ cấu đảm bảo hiệu suất áp suất do đó đảm bảo một lượng lưu lượng lưu lượng không đổi chảy qua van, tức là làm cho vận tốc cơ cấu của chấp hành có giá trị gần như không đổi.
Bộ ổn định tốc độ là một cơ cấu gồm có một van giảm áp và một van tiết lưu điều chỉnh được, nó có thể lắp trên đường vào, đường ra hoặc song song với cơ cấu chấp hành,trong trường hợp này nó được lắp ở đường ra của cơ cấu chấp hành
p
2 p4
lx
4.8 Bộ ổn định vận tốc
Hệ thống phanh thủy lực
Hệ thống phanh thủy lực của cơ cấu kéo tời là hệ thống thường đóng, khi mô tơ quay thì phanh được mở và khi nào mô tơ ngừng quay thì phanh tự động đóng lại.