Sản phẩm có thể bao gồm sản phẩm:
a. trung gian. b. hữu hình. c. vô hình. d. hữu hình và vô hình.
Sau đây là các biện pháp về kĩ thuật công nghệ nhằm rút ngắn chu kì sản xuất, ngoại trừ yếu tố?
a. Phân công lao động hợp lí.
b. Cải tiến thiết bị, máy móc. c. Cải tiến kết cấu sản phẩm.d. Áp dụng công nghệ tiên tiến.
Vì: Phân công lao động hợp lí là nhiệm vụ của quản trị nguồn nhân lực.
Sự khác nhau cơ bản giữa quản trị và lãnh đạo thể hiện ở điều gì?
a. Mức độ và phương thức tiến hành. b. Mức độ tiến hành.
c. Hàm ý tác động.
d. Phương thức tiến hành.
Vì: Trong lĩnh vực kinh doanh, hai thuật ngữ quản trị và lãnh đạo đều hàm ý tác động đến đối tượng quản lý nhưng khác nhau về mức độ và phương thức tiến hành.
T
Tập hợp chủ thể nào tham gia thị trường theo nghĩa rộng bao gồm?
a. Khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung ứng, người bán sản phẩm trung gian, người bán trung gian, Nhà nước.
b. Khách hàng, nhà sản xuất, nhà môi giới, Nhà nước. c. Khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung ứng.
d. Khách hàng, nhà sản xuất, nhà cung ứng, nhà môi giới.
Vì: Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm và tiền tệ trong trao đổi, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của hai phía cung và cầu theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần có của sản phẩm. Do vậy có 6 chủ thể có bản tham gia thị trường bao gồm: Kháchhàng, nhà sản xuất, nhà cung ứng, người bán sản phẩm trung gian, người bán trung gian, Nhà nước.
Theo thời gian thực hiện thì có những quyết định nào?
a. Quyết định chiến thuật, quyết định chiến lược tác nghiệp. b. Quyết định tình huống, quyết định tạm thời.
c. Quyết định dài hạn, quyết định trung hạn, quyết định ngắn hạn, quyết định tức thời. d. Quyết định trực giác, quyết định lý giải.
Vì: Theo thời gian thực hiện thì có những quyết định sau:
- Quyết định dài hạn; - Quyết định trung hạn; - Quyết định ngắn hạn; - Quyết định tức thời.
Theo tốc độ ra quyết định thì có những quyết định nào sau đây?
a. Quyết định dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, tức thời.
b. Quyết định chiến thuật, quyết định chiến lược tác nghiệp. c. Quyết định trực giác, quyết định lý giải.
d. Quyết định tình huống, quyết định tạm thời.
Vì: Có nhiều cách ra quyết định. Theo tốc độ qa quyết định có hai loại cơ bản: - Quyết định trực giác.- Quyết định có lý giải.
Thiết chế doanh nghiệp được hiểu là?
a. Cơ chế vận hành bộ máy doanh nghiệp. b. Cơ cấu bộ máy doanh nghiệp.
c. Cơ cấu bộ máy doanh nghiệp và cơ chế vận hành bộ máy doanh nghiệp.
d. Ràng buộc, các rào cản, tổ chức khác mà doanh nghiệp có quan hệ tác động biện chứng.
Thông tin KHÔNG mang đặc trưng cơ bản sau đây?
a. Thông tin có tính tuyệt đối
b. Thông tin có tính tương đối. c. Thông tin gắn liền với quá trình điều khiển.d. Thông tin có tính định hướng.
Vì: Thông tin mang những đặc điểm cơ bản sau: - Thông tin đều có vật mang tin và lượng tin; - Thông tin gắn liền với quá trình điều khiển; - Thông tin có tính tương đối, tính định hướng;
Thông tin kinh tế có thể có từ nguồn nào?
a. Do tìm hiểu của doanh nghiệp.
b. Do sự nghiên cứu của các nhân viên marketing, sử dụng các thông tin từ hội nghị, hội thảo hoặc mua thông tin từ các trung tâm tư vấn.
c. Sử dụng các thông tin từ hội nghị, hội thảo. d. Mua thông tin từ các trung tâm tư vấn.
Vì: Các thông tin doanh nghiệp có thể có được: Do sự nghiên cứu của các nhân viên Marketing, sử dụng các thông tin từ hội nghị, hội thảo hoặc mua thông tin từ các trung tâm tư vấn.
Thông tin nào là những tín hiệu mới được doanh nghiệp thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có lợi ích trong việc ra quyết định quản trị kinh doanh của doanh nghiệp?
a. Thông tin trong hệ thống kinh tế xã hội.
b. Thông tin gắn liền với quá trình điều khiển. c. Thông tin trong quản trị doanh nghiệp.d. Thông tin có định hướng.
Vì: Thông tin trong quản trị doanh nghiệp là những tín hiệu mới, được doanh nghiệp thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có lợi ích trong việc ra quyết định quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
Thời cơ thị trường thường xuất hiện KHÔNG do các yếu tố nào?
a. Sự thay đổi môi trường công nghệ. b. Ý muốn chủ quan của nhà quản trị.
c. Các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp. d. Sự thay đổi của các yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên.
Vì: Thời cơ thị trường thường xuất hiện do các yếu tố các biến đổi ràng buộc vĩ mô, sự thay đổi môi trường công nghệ, sự thay đổi của các yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên, các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp.
Thứ tự sắp xếp các chức năng trong quản trị kinh doanh là gì?
a. Hoạch định – Tổ chức – Điều hành – Kiểm tra – Điều chỉnh, đổi mới. b. Hoạch định – Tổ chức – Điều hành.
c. Hoạch định – Tổ chức – Điều hành – Kiểm tra.
d. Hoạch định – Tổ chức – Điều hành – Điều chỉnh, đổi mới.
Vì: Theo các giai đoạn tác động thì quản trị doanh nghiệp có 5 chức năng:
- Chức năng hoạch định: nhằm xác định đường lối, chiến lược, mục đích, mục tiêu phát triển doanh nghiệp.
- Chức năng tổ chức: Nhằm hình thành các nhóm chuyên môn hóa, các phân hệ tạo nên cơ cấu bộ máy doanh nghiệp.
- Chức năng điều hành: Nhằm phối hợp hoạt động chung của các nhóm, các phân hệ trong doanh nghiệp.
- Chức năng kiểm tra: Nhằm kịp thời phát hiện sai sót trong quá trình hoạt động.
- Chức năng điều chỉnh, đổi mới: Nhằm sửa chữa các sai sót trong quá trình hoạt động.
Thực chất quản trị kinh doanh là:
b. quản trị con người trong doanh nghiệp thông qua việc điều chỉnh hành vi của mỗi người thành hành vi chung để có hiệu quả nhất trong kinh doanh.
c. sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp hợp lý nhất. d. quản trị mục tiêu của tổ chức.
Vì: Quản trị ra đời để tạo ra một hiệu quả hoạt động cao hơn hẳn so với lao động của từng cá nhân riêng lẻ, cuả một nhóm người, khi họ tiến hành các hoạt động lao động chung. Nói cách khác, thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị con người trong doanh nghiệp, là điều chỉnh hành vi của mỗi người thành hành vi chung, thông qua đó sử dụng hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của doanh nghiệp.
Thương hiệu có vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?
a. Là tài sản vô hình góp phần quan trọng tăng thu lợi nhuận trong tương lai bằng giá trị tăng thêm của hàng hoá; mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp duy trì được lượng khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng; giúp doanh nghiệp giảm các khoản chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động marketing.
b. Giúp doanh nghiệp duy trì được lượng khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng; giúp doanh nghiệp giảm các khoản chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động marketing.
c. Là tài sản vô hình góp phần quan trọng tăng thu lợi nhuận trong tương lai bằng giá trị tăng thêm của hàng hoá; mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp duy trì được lượng khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.
d. Là tài sản vô hình góp phần quan trọng tăng thu lợi nhuận trong tương lai bằng giá trị tăng thêm của hàng hoá; mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Vì: Thương hiệu có vai trò to lớn được coi là một tài sản có giá trị lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng:
- Là tài sản vô hình góp phần quan trọng tăng thu lợi nhuận trong tương lai bằng giá trị tăng thêm của hàng hoá;
- Mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp;
- Giúp doanh nghiệp duy trì được lượng khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng;
- Giúp doanh nghiệp giảm các khoản chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động marketing.
Thương hiệu được coi là tài sản gì đối với doanh nghiệp?
a. Giá trị hữu hình và vô hình. b. Giá trị hữu hình. c. Tài sản hữu hình. d. Tài sản vô hình.
Vì: Thương hiệu là một tài sản vô hình và vô cùng đắt giá của doanh nghiệp, đó là những giá trị vô hình đựơc tạo lập và tích luỹ qua thời gian phấn đấu bền bỉ của doanh nghiệp cho các sản phẩm của mình trước thử thách, cạnh tranh của thời gian.
Thương hiệu được tạo lập bởi các yếu tố nào sau đây?
a. Tên gọi, biểu tượng - lôgô, khẩu hiệu, mầu sắc, hình dáng tạo mẫu, bao bì. b. Tên gọi, biểu tượng - lôgô, khẩu hiệu, mầu sắc.
c. Tên gọi, biểu tượng - lôgô, khẩu hiệu, mầu sắc, bao bì.
d. Tên gọi, biểu tượng - lôgô, khẩu hiệu, mầu sắc, hình dáng tạo mẫu, bao bì, các yếu tố khác (tem nhãn, mã số, mã vạch,....).
Vì: Thương hiệu được tạo lập bởi nhiều yếu tố: - Tên gọi;
- Biểu tượng - lôgô; - Khẩu hiệu (slogan); - Mầu sắc;
- Hình dáng tạo mẫu; - Bao bì;
- Các yếu tố khác (tem nhãn, mã số, mã vạch,....).
Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quy luật cung cầu, đó chính là thị trường cạnh tranh nào?
a. Cạnh tranh không hoàn hảo.
b. Cạnh tranh độc quyền. c. Cạnh tranh hoàn hảo.d. Cạnh tranh ngành.
Vì: Do tính độc quyền về sản phẩm hoặc dịch vụ mà giá cả của hàng hóa và dịch vụ đó không phụ thuộc vào cung và cầu, mà phụ thuộc vào người cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ.
Trong doanh nghiệp, có thực hiện đánh giá vị trí giám đốc doanh nghiệp không?
a. Có, vì chỉ có đánh giá đúng mới có cơ sở lựa chọn, sắp xếp cán bộ lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác của họ cũng như hiệu quả chung của cả hệ thống.
b. Không, vì trong doanh nghiệp không có vị trí cao hơn để đánh giá vị trí giám đốc theo chiều dọc. c. Không, vì giám đốc là người tự chịu trách nhiệm với hoạt động của công ty.
d. Không, vì giám đốc là người đứng đầu doanh nghiệp.
Vì: Đánh giá là một khâu rất quan trọng trong việc xác nhận một giám đốc doanh nghiệp. Chỉ có đánh giá đúng mới có cơ sở lựa chọn, sắp xếp cán bộ lãnh đạo, nâng cao hiệu quả công tác của họ cũng như hiệu quả chung của cả hệ thống.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân tố nào được xem là quan trọng nhất?
a. Con người. b. Vốn. c. Máy móc, trang thiết bị. d. Kĩ thuật.
Vì: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân tố con người được xem là quan trọng nhất
Trong kênh phân phối sản phẩm hàng hóa của mình, doanh nghiệp cần phát triển mạng lưới gì để đưa sản phẩm hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng?
a. Cung cấp. b. Nhà bán buôn. c. Bán hàng. d. Nhà bán lẻ.
Vì: Một doanh nghiệp sản xuất tốt chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình mà còn phải biết tổ chức mạng lưới bán hàng, đó là tập hợp các kênh phân phối đưa sản phẩm hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Trong kinh doanh, người có tính khí nào được đánh giá là ưu việt, rất sáng tạo, quan hệ rộng rãi và lắm mưu mẹo?
a. Tính khí linh hoạt. b. Tính khí nóng. c. Tính khí trầm. d. Tính khí ưu tư.
Vì: Trong kinh doanh, người có tính khí linh hoạt là người được đánh giá là ưu việt, rất sáng tạo, quan hệ rộng rãi, lắm mưu mẹo.
Trong mỗi quyết định, yêu cầu nào đảm bảo rằng: “Quyết định sẽ đưa ra để thực hiện phải là quyết định có phương án tốt hơn nhưng phương án quyết định khác và trong những trường hợp có thể được thì nó phải là phương án quyết định tốt nhất”.
a. Tính hệ thống.
b. Tính khoa học và khách quan. c. Tính tối ưu.d. Tính định hướng.
Vì: Yêu cầu mỗi quyết định trong quản trị kinh doanh phải đảm bảo tính tối ưu, tức là quyết định sẽ đưa ra để thực hiện phải là quyết định có phương án tốt hơn nhưng phương án quyết định khác và trong những trường hợp có thể được thì nó phải là phương án quyết định tốt nhất.
Trong quá trình sản xuất, các yếu tố sau đây là yếu tố đầu vào, ngoại trừ yếu tố nào?
a. Con người. b. Dịch vụ. c. Tài nguyên thiên nhiên. d. Công nghệ.
Vì: Dịch vụ không phải là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, mà có thể là kết quả.
Trong xác định mục tiêu của doanh nghiệp, “nguyên tắc có thể đạt được” được hiểu là đòi hỏi:
a. việc đề ra một mục tiêu phải trả lời đầy đủ hàng loạt các câu hỏi cụ thể như: Phải làm gì? Làm bao nhiêu? Giao cho ailàm? Làm ở đâu? Làm với ai? Làm khi nào?
b. các mục tiêu khi đã đề ra với sự cố gắng nỗ lực thực hiện của doanh nghiệp thì nó phải đạt được. c. việc đề ra một mục tiêu, phải có được một hệ thống tiêu chí để đánh giá, theo dõi và đo lường kết quả thực hiện của mục tiêu.
d. các mục tiêu đặt ra phải có tính khả thi trong thực tế.
Vì: Khi xác định mục tiêu của doanh nghiệp
- Nguyên tắc có thể đạt được: Đòi hỏi các mục tiêu khi đã đề ra với sự cố gắng nỗ lực thực hiện của doanh nghiệp thì nó phải đạt được.
Trong xác định mục tiêu của doanh nghiệp, nguyên tắc cụ thể được hiểu là đòi hỏi:
a. các mục tiêu đặt ra phải có tính khả thi trong thực tế.
b. việc đề ra một mục tiêu, phải có được một hệ thống tiêu chí để đánh giá, theo dõi và đo lường kết quả thực hiện của mục tiêu.
c. các mục tiêu khi đã đề ra với sự cố gắng nỗ lực thực hiện của doanh nghiệp thì nó phải đạt được. d. việc đề ra một mục tiêu phải trả lời đầy đủ hàng loạt các câu hỏi cụ thể như: Phải làm gì? Làm bao nhiêu? Giao cho ailàm? Làm ở đâu? Làm với ai? Làm khi nào?
Vì: Khi xác định mục tiêu của doanh nghiệp
- Nguyên tắc cụ thể: Đòi hỏi việc đề ra một mục tiêu phải trả lời đầy đủ hàng loạt các câu hỏi cụ thể như: Phải làm gì? Làm bao nhiêu? Giao cho ailàm? Làm ở đâu? Làm với ai? Làm khi nào?
Trong xác định mục tiêu của doanh nghiệp, “nguyên tắc cụ thể về mốc thời gian thực hiện” được hiểu là đòi hỏi:
a. việc đề ra một mục tiêu phải trả lời đầy đủ hàng loạt các câu hỏi cụ thể như: Phải làm gì? Làm bao nhiêu? Giao cho ailàm? Làm ở đâu? Làm với ai? Làm khi nào?
b. việc đề ra một mục tiêu, phải có được một hệ thống tiêu chí để đánh giá, theo dõi và đo lường kết quả thực hiện của mục tiêu.