I. KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài, chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề về lí luận và thực tiễn sau đây:
1. KN VDKT vào thực tiễn là một thành tố trong NL sinh học - là NL đặc thù trong chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học 2018. Việc rèn luyện KN VDKT cho HS trong dạy học các môn Khoa học, trong đó có môn Sinh học là một nhiệm vụ của các trường phổ thông. Phân tích từ chương trình và một số tài liệu khác cho thấy, KN VDKT vào thực tiễn có thể được xác định gồm một chuỗi các hoạt động còn gọi là các KN tiến trình: phát hiện VĐTT; hình thành giả thuyết khoa học; tìm tòi, huy động kiến thức liên quan vấn đề thực tiễn; giải quyết VĐTT và báo cáo kết quả, rút ra kết luận. HS có KN VDKT vào thực tiễn không chỉ giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến kiến thức trong nhà trường mà có thể tiếp cận với các vấn đề đa dạng phong phú của cuộc sống, tiếp cận với quá trình sản xuất vật chất và quá trình nghiên cứu khoa học. Quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS được thiết kế gồm 5 bước tương ứng với các KN tiến trình.
2. Điều tra trên 302 GV và 820 HS về thực trạng dạy học phát triển KN VDKT vào thực tiễn cho HS cho thấy, KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học là một vấn đề còn mới mẻ đối với GV và HS. Kết quả điều tra GV và HS cho thấy KN VDKT vào thực tiễn của HS còn rất thấp. Hầu hết HS mới chỉ dừng lại ở mức hiểu và giải thích được một số VĐTT mà chưa biết cách thực hiện được một quy trình VDKT để giải quyết được các VĐTT liên quan. GV chưa biết cách xây dựng bộ công cụ cũng như xây dựng quy trình để rèn luyện cho HS biết VDKT để giải quyết các VĐTT. Vì vậy, cần phải tập huấn cho GV quy trình
và tổ chức rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS.
3. Trên cơ sở phân tích mục tiêu, cấu trúc chương trình Sinh học THPT theo hướng tiếp cận rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn, chúng tôi đã xây dựng quy trình xác định các VĐTT gồm 4 bước: Bước 1: Phân tích chương trình môn Sinh học thành các mạch nội dung lớn; Bước 2: Phân tích các nội dung lớn, xây dựng thành các chủ đề; Bước 3: Xác định VĐTT trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến nội dung chủ đề; Bước 4: Xác định VĐTT địa phương liên quan đến nội dung chủ đề và xác định được các VĐTT liên quan đến các chủ đề trong chương trình Sinh học cấp THPT (Bảng 2.4).
4. Đề tài đã nêu được khái niệm, cấu trúc, quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn; xây dựng quy trình thiết kế các nhiệm vụ học tập dưới dạng BTTT, DAHT, đề tài NCKH để rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS gồm 5 bước: Bước 1: Xác định vấn đề thực tiễn; Bước 2: Xác định mức độ yêu cầu, thời gian, hình thức tổ chức, NL của HS để tổ chức giải quyết VĐTT; Bước 3: Xây dựng VĐTT thành các nhiệm vụ học tập dưới dạng: BTTT, DAHT, đề tài NCKH; Bước 4: Kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập; Bước 5: Đánh giá kết quả giải quyết VĐTT. Trên cơ sở các bước, GV có thể xây dựng các VĐTT theo các chủ đề cụ thể sử dụng trong quá trình dạy học.
5. Để đánh giá mức độ đạt được của KN VDKT vào thực tiễn của HS, đề tài đã xây dựng bảng tiêu chí, công cụ đánh giá, thang đánh giá từng KN tiến trình và KN tổng hợp VDKT vào thực tiễn của HS trong dạy học Sinh học cấp THPT. Trong bảng tiêu chí đánh giá, chúng tôi đánh giá mức độ thành thạo KN gồm 4 mức độ: Mức 1: Mức ban đầu; Mức 2: Mức ban đầu ở mức độ cao hơn; Mức 3: Có KN và Mức 4: Thành thạo. Trên cơ sở bộ tiêu chí này, chúng tôi thiết kế thang đo đánh giá dựa vào độ khó của các KN tiến trình và mức độ thành thạo của KN; từ đó xây dựng đường phát triển KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học.
6. Nhằm phục vụ cho TNSP môn Sinh học THPT, chúng tôi đã xây dựng 9 chủ đề sử dụng trong TNSP. Kết quả TNSP đã khẳng định tính hiệu quả và khả thi của đề tài. Đó là xác định được cấu trúc KN VDKT vào thực tiễn của HS; xây dựng, sử dụng được quy trình, công cụ rèn luyện và kiểm tra đánh giá KN VDKT vào thực tiễn trong dạy học Sinh học cấp THPT. Biện pháp rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn như luận án đã trình bày góp phần nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức môn học, phát triển được
KN VDKT vào thực tiễn cho HS, đồng thời kích thích HS chủ động, tích cực tham gia học tập, có thể để xuất được các VĐTT mới liên quan.
II. ĐỀ NGHỊ
Dựa vào những kết quả đạt được và những nội dung chưa thực hiện được, chúng tôi có một số đề nghị sau:
1. Tiếp tục nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm “Quy trình rèn luyện KN VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học” trong các trường THPT trên cả nước.
2. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng thành hệ thống các VĐTT trong dạy học Sinh học theo các chủ đề, các mạch nội dung của chương trình Sinh học cấp THPT gắn với các vùng miền làm công cụ, tài liệu chuyên khảo cho GV và HS trong dạy học.
3. KN VDKT vào thực tiễn là một KN khó, KN này là một thành tố của NL đặc thù sinh học. Vì vậy, cần tiếp tục rèn luyện thường xuyên và qua thời gian dài để nhiều HS đạt mức thành thạo và trong đó có HS có thể đạt mức chuyên gia của KN VDKT vào thực tiễn.