KINH (TÚC THIẾU ÂM) THẬN 1 Lộ trình đường kinh:

Một phần của tài liệu Chức năng sinh lý bệnh lý của kinh mạch (Trang 26 - 29)

Bắt đầu từ lòng bàn chân (Dũng tuyền), đi dọc dưới xương thuyền phía trong bàn chân (Nhiên cốc) đến sau mắt cá trong rồi ngược lên bắp chân đến khoeo chân giữa gân cơ bán gân và gân cơ bán màng (Âm cốc). Đi tiếp lên mặt trong đùi. Ở bụng, đường kinh Thận chạy cách đường giữa 1/2 thốn, ở ngực chạy cách đường giữa 2 thốn và tận cùng ở dưới xương đòn (Du phủ).

Từ nếp bẹn, kinh Thận có nhánh ngầm vào cột sống đoạn thắt lưng, đến Thận rồi đến Bàng quang. Từ Thận chạy tiếp đến Can, qua cơ hoành lên Phế dồn vào Tâm, chạy tiếp theo họng, thanh quản và tận cùng ở cuống lưỡi.

Có tất cả 27 huyệt trên đường kinh Thận. Những huyệt tên

nghiêng là những huyệt thông dụng.

1. Dũng tuyền2. Nhiên cốc3. Thái khê 4. Đại chung5. Thủy tuyền6. Chiếu hải 7. Phục lưu8. Giao tín9. Trúc tân

10. Âm cốc11. Hoành cốt12. Đại hách 13. Khí huyệt14. Tứ mãn15. Trung chú

16. Hoang du17. Thương khúc 18. Thạch quan 19. Âm đô20. Thông cốc21. U môn

22. Bộ lang23. Thần phong24. Linh khu 25. Thần tàng26. Hoắc trung27. Du phủ 3. Biểu hiện bệnh lý:

Đoạn 9, thiên Kinh mạch, sách Linh khu có câu:

“Nếu là bệnh thuộc Thị động thì sẽ gây thành chứng đói mà không muốn ăn, mặt đen như dầu đen, lúc ho nhổ nước bọt thấy có máu, suyễn nghe khò khè, ngồi xuống lại muốn

đứng lên, mắt lờ mờ như không thấy gì. Tâm như bị treo lên, lúc nào cũng như đang bị đói. Khi nào khí bất túc thì sẽ dễ bị sợ sệt …Tâm như hồi hộp, như sợcó người đang đến để bắt mình, ta gọi đây là chứng cốt quyết. Nếu bị bệnh Sở sinh chủ về Thận thì sẽ làm cho miệng bị nhiệt, lưỡi bị khô, yết bị sưng thũng, bị chướng khí, cổ họng bị khô và đau nhức, bị phiền tâm, tâm bị thống, bị hoàng đản, trường phích, mép sau của vế trong và cột sống bị đau, chứng nuy quyết, thích nằm, dưới chân bị nhiệt và thống”.

“Thị động tắc bệnh cơ bất dụng thực, diện như tất sài, khái

thóa tắc hữu huyết, ới ới nhi suyễn, tọa nhi dục khởi, mục hoang hoang như vô sở kiến. Tâm như huyền, nhược cơ trạng. Khí bất túc tắc thiện khủng. Tâm dịch dịch như nhân tương bộ chi. Thị vi cốt quyết. Thị chủ Thận Sở sinh bệnh giả, khẩu nhiệt thiệt can, yết thũng thướng khí ách can cập thống, phiền tâm, tâm thống, hoàng đản, trường phích, tích cổ nội hậu liêm thống, nuy quyết, thị ngọa, túc hạ nhiệt nhi thống”.

không muốn ăn, mặt đen như dầu đen, ho nhổ nước bọt thấy có máu, thở nhanh, khò khè, ngồi xuống lại muốn đứng lên, mắt mờ. Nếu Thận khí bất túc thì sẽ dễ bị sợ sệt, hồi hộp, trống ngực … Ta gọi đây là chứng cốt quyết.

- Triệu chứng xuất hiện do nguyên nhân bên trong: + Họng nóng, khô lưỡi, đau họng.

+ Lo lắng, đau vùng tim, hoàng đản, lỵ. + Đau lưng, đau mặt trong đùi.

+ Chứng nuy quyết (chi bị liệt và lạnh). + Thích nằm, lòng bàn chân nóng và đau.

Một phần của tài liệu Chức năng sinh lý bệnh lý của kinh mạch (Trang 26 - 29)