Tài liệu kiến trúc

Một phần của tài liệu Báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống (Trang 26 - 31)

I.1. Kiến trúc tổng quát

Mô hình cấu trúc điển hình cho hệ thống E-Learning sử dụng cho các trường đại học, cao đẳng hoặc trung tâm đào tạo (hình 1) bao gồm các thành phần sau:

− Giảng viên (A): Giảng viên các khoa, giáo viên thỉnh giảng chịu trách nhiệm cung cấp nội dung của khóa học cho phòng xây dựng nội dung (C) dựa trên những kết quả học tập dự kiến nhận từ phòng quản lý đào tạo (D). Ngoài ra họ sẽ tham gia tương tác với học viên (B) qua hệ thống quản lý học tập LMS (2).

− Học viên (B): Sinh viên và các đối tượng có nhu cầu học tập. Họ sẽ sử dụng cổng thông tin người dùng để học tập, trao đổi với giảng viên (qua hệ thống LMS – 2), sử dụng các công cụ hỗ trợ học tập (3).

− Tầng trình diễn: Người dùng có nhiều lựa chọn về nền trình diễn. Hệ thống sẽ tự động gọi các tệp cấu hình sẵn cho tầng nền. Tầng trình diễn chịu trách nhiệm về cung cấp giao diện cho nhiều loại người dùng khác nhau, có nhiệm vụ lấy các yêu cầu, dữ liệu từ người dùng, có thể định dạng nó theo những qui tắc đơn giản (dùng các ngôn ngữ Script) và gọi các component thích hợp từ tầng Business Logic để xử lý các yêu cầu. Kết quả sau xử lý được trả lại cho người dùng.

− Tầng ứng dụng chủ và web server: Tầng này bao gồm 2 thành phần chính, thành phần thứ nhất là web server đảm nhận nhiệm vụ đón các yêu cầu từ tầng trình diễn (yêu cầu phía client) và trả về kết quả cho phía client. Web server đồng thời có nhiệm vụ thực thi các thành phần điều khiển trình diễn của ứng dụng chủ. Quy trình xử lý nghiệp vụ và điều khiển sẽ do thành phần thứ hai, thành phần ứng dụng chủ đảm trách. Nó bao gồm thành phần này chứa các tập API để truy nhập và thao tác với cơ sở dữ liệu ở tầng thứ ba - tầng cơ sở dữ liệu. Tầng này gồm tập các API để thực hiện các luồng công việc. Các API được dùng để tạo ra các dự liệu XML và sau đó kết hợp với các tham số được định sẵn trong bộ stylesheet để tạo ra các trang HTML, WML theo từng nền trình diễn. − Tầng cơ sở dữ liệu: chứa CSDL của toàn trang. Ngoài ra tầng này còn có thể chứa CSDL của các ứng dụng được tích hợp khác.

II. Xác định các phần tử thiết kế 2.1. Các lớp của hệ thống. - Class User - Class Theard - Class Comment - Class Take_Course_Transaction - Class Test_Transaction - Class Topic - Class Course - Class Lesson - Class Material_Support - Class Language - Class Coure_Language

- Các class admin, teacher, student kế thừa class User

- Class Topic có class SubTopic là thành phần

- Class Subtopic có class Question là thành phần

- Class Course_group là thành phần class Course

- Class Material_Support_type là thành phần của class Material_Support

2.2. Các hệ thống con.

- Hệ thống này bao gồm hai phần liên kết với nhau: Hệ thống dạy

học trực tuyến(LMS - Learning Management System) và Hệ thống thi trực tuyến (LCMS - Learning Content Management System).

- Hệ thống dạy học trực tuyến cung cấp cho người sử dụng sự thuận tiện trong việc tham khảo tài liệu cũng như giáo trình của các môn học khác nhau. Hệ thống này sẽ cung cấp cho người sử dụng là những sinh viên và giáo viên những thông tin và các chức năng cần thiết trong quá trình dạy và học.

- Hệ thống thi trực tuyến, hệ thống cho phép học viên dự thi kết thúc môn học qua mạng máy tính. Hệ thống có phạm vi địa lý hẹp, nhằm có thể tổ chức thi tập trung.

2.3. Các giao diện.

- Giao diện đăng nhập, đăng ký.

- Giao diện trang chủ.

- Các giao diện quản trị.

- Giao diện khóa học.

- Giao diện câu hỏi.

- Giao diện chat.

- Giao diện hỏi đáp

- Các thiết kế mỹ thuật phải đảm bảo đơn giản, dễ sử dụng, đẹp mắt và tạo ấn tượng cho người

- xem, nhưng phải đáp ứng yêu cầu về tốc độ truy cập ở mức tốt nhất có thể được.

Một phần của tài liệu Báo cáo bài tập lớn phân tích thiết kế hệ thống (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w