Nhận xét và kiến nghị:

Một phần của tài liệu Phân tích động lực học tấm composite áp điện có gân gia cường chịu tải trọng khí động tt (Trang 27)

1, Tính toán phi tuyến động lực học cho phép xem xét bài toán ổn định của kết cấu tấm composite gia cường có sự tham gia của các lớp hoặc các miếng áp điện chịu tải trọng động, trong đó có kể đến tính chất cản áp điện, cản kết cấu là vấn đề khó và phức tạp, nhưng qua kết quả của luận án có thể khẳng định tính tin cậy của phương pháp và chương trình tính. Đây là điều kiện tốt cho các nghiên cứu tiếp theo đối với các kết cấu phức tạp hơn như: tấm composite áp điện lượn sóng, kết cấu vỏ composite áp điện có gân gia cường phục vụ cho các lĩnh vực kỹ thuật.

2, Ảnh hưởng của tính chất cản, tính chất áp điện, vị trí các miếng áp điện, kích thước gân, góc đặt cốt,..đến sự làm việc của tấm composite áp điện có gân gia cường là khá lớn, hầu hết các đại lượng như chuyển vị, vận tốc, gia tốc của tấm không thay đổi một cách tuyến tính. Cản áp điện kết hợp với cản kết cấu làm giảm dao động của tấm một cách đáng kể nên khi tính toán kết cấu dạng này cần phải kể đến các loại cản trên. Miền ổn định của tấm composite áp điện có gân gia cường khi chịu tải trọng động có ý nghĩa thực tiễn, qua đó có thể đánh giá khả năng ổn định hay không ổn định của kết cấu tấm.

4, Nội dung nghiên cứu của luận án có thể phát triển theo các hướng: - Phân tích dao động và ổn định của tấm lượn sóng, vỏ composite áp điện có gân gia cường chịu tác dụng đồng thời của tải trọng cơ và nhiệt độ.

- Phân tích dao động và ổn định của tấm composite áp điện lượn sóng, vỏ composite áp điện có gân gia cường chịu tác dụng của lực khí động hay lực khí động và nhiệt độ.

- Nghiên cứu thực nghiệm trên các kết cấu tấm, vỏ composite áp điện có các biện pháp gia cường như: gân, lượn sóng, gấp nếp,v.v..

Một phần của tài liệu Phân tích động lực học tấm composite áp điện có gân gia cường chịu tải trọng khí động tt (Trang 27)