Đánh giá nguồn nhân lực CNTT của đơn vị để phục vụ cho việc quản lý, vận hành và khai thác ứng dụng, phần mềm chuyên ngành sẽ được triển khai tại đơn vị. Thống kê số lượng và trình độ CNTT của CBCC theo bảng 4.
Bảng 4: Thống kê số lượng và trình độ CNTT của CBCC
STT ĐỐI TƯỢNG TRÌNH ĐỘ TIN HỌC (theo số lượng)
Chưa qua đào tạo cơ
bản
Đào tạo ngắn hạn Trung cấp/Cao đẳng Đại học Cơ bản Nâng cao 1 Cán bộ chuyên trách CNTT 2 CBCC sẽ vận hành, quản lý ứng dụng, phần mềm 3 CBCC sẽ sử dụng, khai thác ứng dụng, phần mềm Tổng cộng: Lưu ý:
- Đơn vị tư vấn đề xuất cho chủ đầu tư về các vấn đề liên quan đến nguồn lực để phục vụ cho việc quản lý, vận hành, khai thác phần mềm, ứng dụng được triển khai.
Chương III
THUYẾT MINH GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆI. Phân tích Hệ thống I. Phân tích Hệ thống
1. Mô tả quy trình nghiệp vụ
Mô tả Quy trình nghiệp vụ cần được tin học hóa (thuyết minh + sơ đồ luồng công việc, sản phẩm của quá trình nghiệp vụ, các giao tác xử lý của quy trình nghiệp vụ).
Đính kèm các biểu mẫu, bảng biểu, mẫu báo cáo có liên quan đến quy trình nghiệp vụ.
Lưu ý:
- Chỉ mô tả nội dung này khi hệ thống có các quy trình nghiệp vụ mới. Không cần nêu lại các quy trình nghiệp vụ kế thừa từ các dự án khác.
2. Đề xuất quy trình tin học hóa
Đề xuất Quy trình tin học hóa dựa trên Quy trình nghiệp vụ đã được mô tả ở trên (mỗi Quy trình nghiệp vụ tương ứng với 1 Quy trình tin học hóa) bao gồm:
- Lưu đồ hoặc bản vẽ để mô tả quy trình tin học hóa của quy trình nghiệp vụ đã được mô tả ở trên;
- Đầu vào của quy trình: các tài liệu, hồ sơ, giấy tờ, biểu mẫu liên quan đến quy trình;
- Đối tượng tham gia từng bước quy trình: các đối tượng tham gia trực tiếp vào quy trình;
- Từng bước xử lý của quy trình: chi tiết hóa các bước xử lý của quy trình; - Đầu ra của quy trình: kết quả đầu ra của mỗi quy trình (các hồ sơ, giấy tờ, tài liệu hoặc bước xử lý chuyển tiếp);
- Giải thích các quy trình.