Duy trì đa dạng sinh học và tính bền vững

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG doc (Trang 39 - 41)

1. 8.7 Môi trường đô thị

2.2.3. Duy trì đa dạng sinh học và tính bền vững

Hàng hoá và dịch vụ thiết yếu trên hành tinh của chúng ta phụ thuộc vào sự đa dạng và biến động của các nguồn tiền, các loài, số lượng các loài và các hệ sinh thái. Tuy nhiên, sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra nhanh chóng, chủ yếu là do sự phá huỷ môi trường sống, khai thác quá mức, ô nhiễm và việc đưa vào môi trường các động, thực vật ngoại lai không thích hợp. Cần phải có hành động khẩn cấp và mang lính quyết định để bảo vệ và duy trì các nguồn tiền, các loài và các hệ sinh thái.

Ô.2.10 BẢO VỆ NGUỒN ĐA DẠNG SINH HỌC – VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

- Đánh giá lại hiện trạng đa dạng sinh học trên quy mô toàn cầu.

- Xây dựng các chiến lược quốc gia, nhằm bảo vệ và sử đụng bền vững đa dạng sinh học; làm cho các chiến lược này phải trở thành một bộ phận của chiến lược tổng thể phát triển quốc gia.

- Tiến hành các nghiên cứu dài hạn đánh giá tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái tạo ra sản phẩm hàng hoá và các lợi ích môi trường.

- Khuyến khích sử dụng các phương pháp truyền thống có thể làm tăng thêm đa dạng sinh học trong nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý đồng cỏ và các loài động vật hoang đã. Thu hút cộng đồng, bao gồm cả phụ nữ tham gia bảo vệ và quản lý các hệ sinh thái.

- Phân chia hợp lý và công bằng các lợi ích thu được do sử dụng tài nguyên sinh vật và tài nguyên gen. Cộng đồng bản địa phải được chia xẻ các lợi ích về kinh tế và thương mại.

- Bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Tăng cường phục hồi các hệ sinh thái đã bị phá huỷ và các loại đang bịđe dọa. - Hình thành cách thức sử dụng công nghệ sinh học, chuyển giao công nghệ bền vững, đặc biệt là chuyển giao cho các nước đang phát triển.

- Đánh giá tác động của các dự án phát triển đến đa dạng sinh học, tính toán được hết các chi phí/mất mát phải trả cho những tổn thất về đa dạng sinh học. Đối với những dự án có khả năng gây tác động lớn phải được đánh giá tác động môi trường có sự tham gia rộng rãi của công chúng.

Nguồn : Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất - Chươngtrình vì sự thay đổi, 1992

Các quốc gia đều có quyền đối với nguồn tài nguyên sinh học của mình, song cũng phải có trách nhiệm bảo vệ đa dạng sinh học của mình và sử dụng các nguồn tài nguyên sinh học của mình một cách bền vững.

Ô 2.11 CÔNG ƯỚC VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC – VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

- Xác định các thành phần đa dạng sinh học có tầm quan trọng cần bảo vệ và sử dụng bền vững, giám sát những hoạt động có khả năng gây ra các tác động xấu đến đa dạng sinh học.

dụng bền vững đa dạng sinh học.

- Đưa bảo vệđa dạng sinh học trở thành một tiêu chí xem xét trong quá trình lập quy hoạch và ban hành các chính sách.

- Sử dụng phương tiện truyền thông và giáo dục để nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của đa dạng sinh học và sự cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ cho cộng đồng.

- Ban hành luật pháp/chính sách bảo vệđa dạng sinh học và các khu bảo tồn. - Tạo các phương tiện kiểm soát nguy cơ do các loài sinh vật bị biến đổi bởi công nghệ sinh học.

- Sử dụng công cụ đánh giá tác động môi trường có sự tham gia của công chúng với các dự án có khả năng đe doạ đến đa dạng sinh học, nhằm tránh hoặc giảm thiểu những mất mát có thể xảy ra.

- Ngăn chặn việc đưa vào, kiểm soát hoặc loại bỏ các giống loại ngoại lai có khả năng đe doạ hệ sinh thái và môi trường sống của các loại bản địa.

Nguồn : Hội nghi Thượng đỉnh Trái Đất, Công ước vềĐa dạng sinh học, 1992 Nhiều cộng đồng địa phương bị ràng buộc chặt chẽ vào các nguồn tài nguyên sinh học. Các quốc gia phải có khuyến khích về lợi ích đối với các cộng đồng này, cũng như việc huy động các kiến thức bản địa vào bảo vệđa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG doc (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)